Khi chúng tôi đi khắp nơi tìm thú phiêu lưu, chúng tôi không phải kẻ thù của quý vị. Chúng tôi muốn hiến cho quý vị những địa hạt mênh mông và lạ lùng. (APOLLINAIRE)

Nhồi sọ từ sách giáo khoa và tuyên truyền

Nguyễn Đình Bổn


Tôi từng có một thắc mắc, không hiểu vì sao những nhà văn phía bắc như Dương Thu Hương, Bảo Ninh, Hoàng Nhuận Cầm, Tạ Duy Anh, Ngô Tự Lập... lại có những lối nghĩ tôn sùng lãnh tụ một cách mù quáng, hay tin tưởng vào những chi tiết bịa đặt như "lính ngụy ăn thịt người" (trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh hay Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đều có chi tiết rùng rợn nhưng phi thực là "ngụy ăn thịt người" này).


Nhưng dần dần tôi hiểu, chính họ đã bị nhồi sọ từ bé, nên trong não đã mặc định điều này, ví dụ từ bé họ đã đọc và tin tưởng truyện ngắn Giấc ngủ mười năm của Trần Lực (một trong những bút danh của ông Hồ Chí Minh) có những đoạn như sau: "Có gì lạ đâu. Tây nó ác quá. Chúng bắt được đàn bà con gái, thì 7 tuổi đến 70 nó chẳng từ ai. Nǎm bảy thằng tranh nhau hiếp. Hiếp không chết, thì nó chặt đầu, móc mắt, mổ bụng, rạch trôn. Có khi chúng bắt con trai hiếp mẹ, cha hiếp con gái, cho chúng nó coi và cười. Không nghe thì chúng giết cả nhà.", hay: "Trẻ con thì chúng nó bắt bỏ trong chum, nấu nước sôi giội vào. Hoặc trói 2, 3 em lại một bó, quấn rơm và giẻ chung quanh, rồi chúng nó tưới dầu xǎng đốt.".

Xem lãnh tụ là thần thánh, những lời lãnh tụ nói ra là vàng ngọc, nên dù có là nhà văn, có sự tiến bộ trong suy nghĩ khi tiếp xúc với văn minh, nhưng đã bị nhồi sọ thì hẳn là rất khó tẩy rửa!
N.Đ.B

Lên đầu trang