Khi chúng tôi đi khắp nơi tìm thú phiêu lưu, chúng tôi không phải kẻ thù của quý vị. Chúng tôi muốn hiến cho quý vị những địa hạt mênh mông và lạ lùng. (APOLLINAIRE)
Hiển thị các bài đăng có nhãn GÓP NHẶT. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn GÓP NHẶT. Hiển thị tất cả bài đăng

Ăn mày

Lỗ Tấn

(ảnh sưu tầm)
Tôi đi dọc theo bức tường cao lở lói, đạp lên tro bụi. Ngoài kia có mấy người, ai đi đường nấy. Gió nhẹ nổi lên, sương bám ở những chiếc lá héo chưa rụng trên cành của gốc cây cao bên tường rơi lác đác xuống đầu tôi.

Gió nhẹ nổi lên, bốn phía đều là cát bụi.

Một đứa trẻ bước tới xin tiền tôi, cũng mặc áo rộng, cũng không thấy vẻ gì bi thương, nhưng chặn tôi lại dập đầu rồi đuổi theo nài nỉ.

Đọc tiếp

Bản tình ca của J. Alfred Prufrock

T.S. Eliot


S’io credesse che mia risposta fosse 
A persona che mai tornasse al mondo, 
Questa fiamma staria senza piu scosse. 

Ma perciocche giammai di questo fondo 
Non torno vivo alcun, s’i’odo il vero,
Senza tema d’infamia ti rispondo.  



Nào, ta hãy lên đường, anh và em
Trong buổi chiều lặng lẽ, dịu êm
Như người bệnh đang nằm trên bàn mổ
Ta hãy đi theo từng con phố nhỏ
Nơi vỏ sò chất đống ngổn ngang
ở nơi đó những quán rượu rẻ tiền
Những phòng trọ cho những đêm không ngủ
Đường phố dẫn vào cuộc tranh chấp, cãi cọ
Dẫn ta đến tận nơi
Và cho em, một câu hỏi chết người

Đọc tiếp

Thi ca miền Nam 1954-1975

Nguyễn Vy Khanh

Sàigòn thơ mộng nay còn đâu (ảnh sưu tầm)
Tháng 7 năm 1954, cuộc chiến-tranh Đông-dương chấm dứt, nước Việt-Nam bị chia đôi. Trước thực tại mới, những nhà thơ ba miền tập hợp ở bên này vĩ tuyến 17 đã háo hức sáng tác, lên đường, làm nên một nền thi-ca độc đáo và dựng xây một nền văn-học nhân bản và khai phóng. Nếu về phương diện chính-trị, quốc gia Việt-Nam Cộng-Hòa là một thực thể mới, thì về văn-học nghệ-thuật, cái mới cũng sẽ lấn át cái cũ và cái có sẵn, với những văn nghệ sĩ mới: mới trong tinh thần trách nhiệm và xây dựng!


Đọc tiếp

Chó hoang hôm qua nay thành chó giữ nhà

Lưu Hiểu Ba
(Phan Trinh dịch)
Khổng Tử, 551-479 TCN

Lời giới thiệu của người dịch
1. “Chó nhà tang” và “chó gác cửa” ở đây chỉ Khổng Tử. Đề tài này có thể hơi nhạy cảm với ít nhiều trí thức Việt Nam, vì nó đưa ra một cái nhìn hơi lạ về một người quen, và có lẽ cũng vì trong Văn Miếu Quốc Tử Giám hiện nay vẫn có bệ thờ Khổng Tử.
Thoạt đọc, bài này có vẻ như muốn ‘hạ bệ’ Khổng Tử, nhưng đọc kỹ, người đọc sẽ thấy Lưu Hiểu Ba muốn tìm lại sự thật cho Khổng Tử, và thấy Khổng Tử cũng như nhiều trí thức xưa nay lúc thì bị ruồng rẫy, khi thì được ‘phong thánh’, được gán cho nhiều điều mình không có, và trở thành bao tay nhung che cho bàn tay sắt.
2. Tên của Khổng Tử và Lưu Hiểu Ba trong vài năm qua nhiều lần được nhắc chung. Lưu Hiểu Ba viết bài này về Khổng Tử ngày 18/8/2007. Năm 2010, nhà cầm quyền Trung Quốc vội vã thành lập Giải Khổng Tử để đối trọng với Giải Nobel Hòa Bình vừa được trao cho Lưu Hiểu Ba, vì nỗ lực đấu tranh cho nhân quyền của ông. Cũng nên nhắc lại là vào Lễ Noel 25/12/2009, Lưu Hiểu Ba bị Bắc Kinh kết án 11 năm tù vì tội tuyên truyền chống nhà nước, còn Giải Khổng Tử năm 2011 thì được trao cho Vladimir Putin

Đọc tiếp

Tôi tự do không?


Luise Rinser
(lược dịch: Nguyễn Hiến Lê)

“Vậy: cũng không tự do nữa, hoặc nếu tự do thì phải mang tội”

Tác giả, Luise Rinser, mà tôi đoán là một người Đức gốc Do Thái, ngay từ hồi nhỏ, đã có tinh thần độc lập, không tin hết những lời gia huấn rất nghiêm khắc, lớn lên sống một cuộc đời rất chìm nổi, một lần bị Đức Quốc xã bắt giam, suýt bị xử tử, hai đời chồng – chồng trước chết, chồng sau ly dị - chín lần phải rời những căn nhà gian lao mới xây dựng được, rốt cuộc bỏ nước Đức, cũng không qua Israel mà xin cư trú ở Ý, tóm lại đã chịu nhiều cuộc khủng hoảng về tinh thần, nên đã có nhiều dịp suy tư về cuộc sống mà tìm ra một nhân sinh quan không bi mà cũng không lạc một cách dễ dãi, nhưng can đảm, nhân từ và thông minh…
(Nguyễn Hiến Lê)


Mấy tiếng bề ngoài có vẻ tầm thường đó mà chứa nhiều thuốc nổ đấy.
Vô số tác phẩm viết về vấn đề đó; mà vẫn còn gây những cuộc tranh luận gay go, chứ chưa đưa ra được một câu giải đáp nào hoàn toàn đúng, làm cho ta thỏa mãn. Bạn chẳng hạn, bạn trả lời ra sao?

Đọc tiếp

Phủ dụ

Đoàn Văn Mật

(ảnh sưu tầm)

cây đứng khóc
người thì thầm hát
mùa thu bảo: mình đẹp

cây làm nên mùa thu
đẹp vì nước mắt?
phủ dụ hay ràng buộc?

Đọc tiếp

Sống là gây hại

Hồ Anh Thái
Minh họa: Kim Duẩn
(tiểu luận)

Sống là gây hại. Nghe có vẻ một định kiến hơn là một kết luận chặt chẽ.

Giới viết văn vốn là một giới gây tốn giấy tốn mực. Đấy cũng là một định kiến chứ giới viết văn có lẽ cũng chẳng làm hao tổn giấy mực hơn cánh bàn giấy văn phòng trên thế gian này. Tài liệu hồ sơ báo cáo của văn phòng chất lên phải thành dãy Himalaya chứ không ít. Trong giới văn chương, người ta vẫn thường đùa những người viết nhiều viết khỏe là sát thủ cây cối. Thì cây rừng đang bình yên, mà người ta phải chặt phải đốn, rồi người ta vận chuyển gỗ về nghiền ra chế biến thành bột giấy, thành giấy, giấy ấy in sách của nhà văn.

Sát thủ cây cối. Thậm chí có người tức giận với những cuốn sách kém cỏi, phải thét lên: Đừng có tàn sát cây cối nữa. Stop killing the trees. Người ta dẫn ra chuyện cây cối đang bảo vệ môi trường, đang là lá phổi thiên nhiên, đang ngăn chặn những dòng nước lũ, thế mà phải chặt cây, núi đồi trọc lốc nham nhở, để phục vụ cho mấy tên làm nghề giấy mực.

Lập luận như vậy là đúng, đối với những tay thợ thủ công kém cỏi sinh ra những sản phẩm kém cỏi.
Lập luận ấy là đúng với nhiều lĩnh vực khác. Điện ảnh chẳng hạn. Sự gây hại cho môi trường có lẽ còn nguy hiểm hơn tàn sát cây. Nửa triệu đô la cho đến hơn một triệu đô la đưa vào tay một đạo diễn đất Việt, làm ra một bộ phim dở không ai xem nổi, không ai mua vé, rồi phải cất vào kho, qua ít năm nó phai màu, nó mờ nhòa, rồi thải. Không đốt rừng chặt cây mà đốt tiền dân, những ông nông dân bà công nhân bác thương nhân nai lưng ra đóng thuế cho những kẻ bất tài làm phim. Những thước phim nhựa rồi hỏng, rồi có bị hủy bị đốt thế nào thì nghe nói chất độc thuốc in tráng và nhựa phim hàng nghìn năm sau vẫn không phân hủy thành cát bụi được.

Đọc tiếp

Thi sĩ trại gà

Trần Đức Tiến

Phúc nhấc máy điện thoại. Ngay lập tức, ở đầu dây đằng kia, giọng phụ nữ như vẳng lên từ vực thẳm:

- Anh đấy ư? Trời ơi, đi đâu mà mất tăm cả tháng nay thế hả? Đến với em nhé. Vừa gặp một chuyện phiền muộn kinh khủng… Khách sạn Sông Hồng. Phòng lạnh.

Phúc đã nhận ra giọng người gọi. Điều đó khiến anh bàng hoàng đến nỗi, khi đã đặt máy xuống rồi, anh lại vồ ngay lấy và áp lên tai. Trong máy chỉ còn vang lên những tiếng “tút, tút” đều đặn.

Phúc là nhân viên thú y ở Công ty chăn nuôi – “trại gà”, như dân trong vùng vẫn thường gọi. Đôi khi công việc rãnh rỗi, anh vẫn thường làm thơ. Trừ một vài bài mà anh phải nộp báo tường để lấy điểm thi đua, còn hầu hết thơ anh không ai được đọc. Chính anh cũng rất bối rối trước những cơn cao hứng bất thường của mình. Một thời gian khá lâu sau, khi trạng thái tâm lý cân bằng trở lại, anh lấy làm ngạc nhiên vì những bài thơ mình viết ra. Chúng có vẻ điên rồ thế nào đó. Những diện mạo tinh thần hoàn toàn xa lạ, khiến Phúc ngượng chín người. Anh tìm cách thủ tiêu chúng rất cẩn thận, cố gắng không để cho ai biết.

Sự thực thì thơ của Phúc đã một lần được đăng báo. Báo địa phương thôi, và cũng từ lâu rồi kia. Tay phóng viên báo nọ đến công ty mua gà giống về nuôi, rồi để tỏ tình hữu nghị, đã tự ý lăng-xê một bài báo tường của anh lên. Điều này khiến Phúc đau khổ mất một thời gian khá lâu. Đồng nghiệp ở công ty gọi đùa anh là “nhà thơ”, “thi sĩ trại gà”! Họ bắt đầu nhìn anh với ánh mắt e dè, và tất nhiên trong cái nhìn ấy còn hàm chứa sự giễu cợt kín đáo. Tuy vậy, cuộc đời lại có vẻ muốn đền bù cho Phúc ở một khía cạnh khác.

Đọc tiếp

Cởi trói

DT.Suzuki
(1870 - 1966)

DT.Suzuki
Tại sao cứ thèm khát danh vọng cá nhân? Con chỉ mong có thể hiểu được ý nghĩa thật sự của cuộc đời, bằng cách làm tròn mọi trách nhiệm nào con cảm thấy phải chu toàn. Con đã cắt đứt mọi quan hệ với đồng Đô-la Vạn năng, và cảm thấy có khuynh hướng từ bỏ những ý nghĩ hệ lụy của gia đình... 
Hai vấn đề này, mãnh lực đồng tiền và cuộc sống gia đình, là hai ràng buộc lớn nhất (có thể từ này không chuẩn xác, con tạm thời dùng nó) trên đời, vì vậy con đã tự tách mình ra khỏi chúng và chuẩn bị dâng hiến mọi năng lực của mình cho những vấn đề khác.

- trích thư gởi từ La Salle cho thầy là Shaku Sôen, ngày 9/9/1900) -
Hạnh Viên (dịch)

Đọc tiếp

Cớ gì phải thế

Spike Milligan 
(1918-2002)

I thought I'd begin by reading a poem by Shakespeare, but then I thought, why should I? He never reads any of mine.

Định đọc thơ Shakespeare, nhưng tôi lại nghĩ, cớ gì phải thế? Ông ấy chẳng hề đọc thứ gì của tôi. 

Đọc tiếp

Hạnh Phước, người nữ của thành nhiễu nhương

Lê Văn Ngăn

(1944 - 2015)
Nhà thơ Lê Văn Ngăn - tranh của họa sỹ Đinh Cường

Nhớ không Hạnh Phước, em đã giúp anh chịu đựng
Thị trấn tiêu điều ấy
Con đường liên tỉnh ấy
Những chiến xa mịt mù bụi đỏ

Đọc tiếp
Lên đầu trang