Khi chúng tôi đi khắp nơi tìm thú phiêu lưu, chúng tôi không phải kẻ thù của quý vị. Chúng tôi muốn hiến cho quý vị những địa hạt mênh mông và lạ lùng. (APOLLINAIRE)
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bạ đâu nghĩ đó. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bạ đâu nghĩ đó. Hiển thị tất cả bài đăng

Chính trị có phải là một từ bẩn thỉu?

Trịnh Sơn

Ông chú tôi mấy mươi năm chỉ chuyên chú vào chuyên môn nghề nghiệp, nhất định không chịu vào đảng. Gần về hưu, lên được chức phó, có lẽ vì sống lâu lên lão làng, hoặc như một cách đền ơn của thế hệ sau, bởi học trò ông hầu như lên trưởng, lên cao cả. Cứ nghĩ thuyền nhỏ thì sóng nhỏ, đợi mấy năm nữa yên ổn về vườn, ai dè bị gọi lên, bảo phải kết nạp đảng. Không vào đảng thì vào bếp nhặt rau cho vợ. Ông cương quyết: “Cả đời tôi phấn đấu không vào đảng, chẳng nhẽ cuối đời lại chui đầu vào”

Đọc tiếp

Chính Nam Cao chứ không phải ai khác đã đẻ ra Chí Phèo

Trịnh Sơn
(ảnh sưu tầm)
Thời gian gần đây, tôi tìm được một cách giải trí nhẹ nhàng và ít tốn kém, là: vào các trang web, blog lớn nhỏ để xem người ta chửi nhau. Ôi thôi, có muôn vàn cách chửi. Bằng học thuật lý luận (các bài phê bình, các bài viết dài), bằng lý lẽ thông thường và cả ngôn ngữ dung tục, thể hiện rõ nhất ở các comment. Anh A chửi rủa anh B, anh B chửi lại, thế là cả 2 rủ rê thêm anh C chị D cô E bác F vào. Cũng có những lời thật lòng, nghiêm túc, nhưng hiếm hoi lắm mới thấy. Hiển hiện trên từng câu từng chữ toàn là sự đố kỵ, ghen ghét, soi mói. Có thể cùng bình phẩm về 1 vấn đề, nhưng chỉ được một chốc thôi, người ta lại quay sang bới móc cá nhân nhau. Văn hóa đấy! Lòng người đấy

Đọc tiếp

Kẻ thù ở đâu

Trịnh Sơn

(về cuốn sách Catalonia – Tình yêu của tôi của George Orwell, 
do dịch giả Phạm Nguyên Trường chuyển ngữ)


“Kẻ thù ở đâu?

Benjamin vung tay thành một vòng tròn. “Đằng kia kìa”. (Benjamin nói bằng tiếng Anh, nghe như đấm vào tai)
Nhưng ở đâu?”


Đây là một đoạn trích rất nhỏ trong cuốn sách Homage to Catalonia của George Orwell do dịch giả Phạm Nguyên Trường chuyển ngữ với tiêu đề Catalonia – Tình yêu của tôi. Một đoạn nhỏ, nhưng ý nghĩa của nó không nhỏ, lặp đi lặp lại và bao trùm toàn bộ tác phẩm. Bao trùm toàn bộ cuộc nội chiến đẫm máu của những chiến sĩ cách mạng chống phát xít trong những năm 1936 – 1937 ở Catalonia, Tây Ban Nha.

Bao trùm không khí cách mạng đặc trưng bởi hai màu đỏ và đen, hứa hẹn một xã hội “bình đẳng và tự do”, nơi tất cả mọi người, không phân biệt sang, hèn, lớn, nhỏ bắt tay nhau thật chặt, gọi nhau bằng danh xưng “đồng chí”

Đọc tiếp

Chuyến tàu S và thế hệ F

Trịnh Sơn

Chia tay đám bạn đồng hành hơn tuần lễ dọc biên giới Việt Trung, tôi lên chuyến tàu S ở Hà Nội. Toa tàu rỗng không. Có lẽ, tôi là hành khách đầu tiên bước lên. Mà không, tôi chỉ là kẻ đến sau. Hai ông bà lão lọ mọ bước vào. Họ đã đến trước, cất hành lý rồi rủ nhau xuống sân ga làm gì đó. Cụ ông khe khẽ mỉm cười. cụ bà móm mém hiền dịu giọng Bắc: Cháu về đâu? - Dạ, Sài Gòn. – Miền Nam đang vào mùa mưa hả? Vợ chồng già cũng vào Sài Gòn. Không đợi tôi nói gì thêm, bà lão tiếp tục: Lâu lắm rồi ông nhỉ. Dễ gần bốn mươi năm chứ ít gì. Mình mới lại vào Nam. Nhớ hồi đó, vừa giải phóng Sài Gòn xong. Nước chưa kịp yên. Tôi loay hoay kinh tế mới, còn ông lại xách ba lô đi biên giới Tây Nam. Nước mình sao mà khổ thế không biết…
Thì ra, ông bà cụ thuộc thế hệ “xẻ dọc Trường Sơn”. Mấy mươi năm mới lại trở vào Nam mong tìm thăm chốn cũ người xưa. Cụ ông hồ hởi như trai trẻ: Chẳng biết Sài Gòn còn đẹp như xưa không bà nhỉ? Xem truyền hình, thấy cầu Sài Gòn đã làm lại nguy nga lắm. Ngày xưa, tiểu đoàn tôi tiến vào Sài Gòn theo ngã ấy… Tâm hồn tôi đầy tràn mặc balô đã nhẹ tênh sau tuần lễ “thám hiểm” từng cột mốc biên giới phía Bắc. Cưỡi ngựa xem hoa, nhưng ít nhiều nét vẽ địa đầu chữ S đã in sâu vào não trạng chúng tôi hơn bất cứ hình ảnh minh họa đẹp đẽ nào từng biết qua sách giáo khoa, tài liệu tuyên truyền hay phim ảnh trước đó. Hôm đứng ở khe thác Bản Giốc, anh bạn tôi nổi nóng với một nhóm khách Tây Ta lẫn lộn khác. Chuyện là

Đọc tiếp

Một người


Trịnh Sơn 
Tranh của Salvador Dali
Tôi bắt gặp tôi loạng choạng giữa phố. Cái nón lưỡi trai sùm sụp che mất vầng trán, chỉ để loe hoe đuôi tóc bạc xơn xởn. Chưa bao giờ tôi chải đầu, từ năm 20 tuổi. Một niềm tin nào đó vào sự dị hợm của thói lười biếng hoặc cẩu thả mà tôi phát hiện ở hắn – một gã tâm thần thời cuộc. Không dưng tôi gọi hắn bằng danh ngữ đẹp đẽ ấy. Lần nào gặp nhau, câu mở đầu của hắn cũng là : Hôm nay, có gì mới không ? Và, câu kết thúc : Không biết ngày mai có gì mới không ? Mới với hầu hết thế gian này, là một tính từ. Tôi biết, với hắn, Mới là một động từ. Trong con người luôn tự hắt hủi bản thân mình đến mức rồ dại như hắn, mọi tư tưởng tốt đẹp nhất đều trở thành hành vi đồi bại. Có lần, hắn chất vấn tôi :
Hắn : – Nếu vô cớ tao chửi vào mặt mày bằng những lời tục tĩu nhất thì sao ?

Đọc tiếp

Thứ sáu

Trịnh Sơn

Vào giáo đường, thấy người người đeo khăn trắng u sầu, có người còn mắt đỏ hoe, sụt sùi...
Tôi hỏi: Đám tang ai thế nhỉ?

Đọc tiếp

Thu hồi ĐẠI GIA

Trịnh Sơn

ĐẠI GIA bắt đầu với một cô gái điếm. Điếm cao cấp. Làm điếm, phải đẹp, phải hừng hực lửa tình ngon ngọt, phải khôn khéo chiều chuộng. Nhất là, phải tìm kiếm một sự điếm tinh vi hơn để phòng khi hữu sự mà đổi đời, mà thay thế sự điếm thân xác tạm bợ. Nhất là, cánh cửa quyền lực vật chất đang mở ra từ chốn phòng the nhục cảm. Nhà văn nhóm lên một bi kịch nửa vời để độc giả tự suy đoán về một sự kiện loạn luân: cô gái chuẩn bị làm điếm với chính cha đẻ của mình! Nốt ruồi son dưới huyệt đan điền như một dấu vết điểm xuyến lòng nhân văn, đạo đức và là lối thoát hiểm may mắn tức thời. Nhưng ở đời, đâu phải ai cũng có thể vẽ cho nhân vật của mình một nốt ruồi son như nhà văn? Đặc biệt, khi điếm đã trở thành một công nghệ giải trí siêu lợi nhuận, để người ta mua bán, đổi chác, áp-phe man rợ và đểu cáng. Đính kèm với điếm là camera, tống tiền, tống tình, chạy chọt, cò mồi, điều hướng kinh tế, chuyển giao quyền lực, …

Đọc tiếp

Ra biển nhớ Điếu Cày

Trịnh Sơn

Mùa nóng đang xâm chiếm miền Nam. Những cơn mưa cuối cùng không thể xoa dịu bức xạ và ô nhiễm xộc vào da thịt người ta. Tôi ra biển. Sáng chủ nhật, mấy trăm người lăn xả vào nước. Sóng yên bình, thỉnh thoảng quất lại một đợt cao vút trắng muốt. Mấy em chân dài nhí nhảnh lý lắc ngực mông tranh sắc với biển. Mấy chàng thanh niên khoe cơ bắp hồ hởi làm bổn phận đàn ông. Tự nhiên, tôi nhớ Điếu Cày. Người đàn ông từng một thời đầu quân cho cái gọi là Quân đội nhân dân Việt Nam, “thuộc về nhân dân là những gì người ta đã bỏ đi”, câu nói này tôi nghe anh nói ở góc đường Nguyễn Văn Cừ - quán Nguyệt Cầm. 

Làm lính không đặng dung thân, anh tự mình sống với ý chí đóng góp tài lực cho công cuộc đổi mới xã hội. Đổi mới thật sự chứ không phải giọng điệu hô hào đổi mới như của mấy cha đảng viên tha hóa, ngủ gật trong giờ hành chính và ký hợp đồng nhận phong bì nửa đêm về sáng ở nhà hàng sang trọng. Những ngày ấy, tôi có vài điểm chưa thỏa mãn với cách làm của anh – nhưng tuyệt đối tôn sùng cách nghĩ của anh: Dấn thân ! Con đường có thể mịt mù nhưng từng bước chân chúng ta đi phải ngay thẳng, đàng hoàng! 


Rồi, đùng một cái, anh bị bắt

Đọc tiếp
Lên đầu trang