Khi chúng tôi đi khắp nơi tìm thú phiêu lưu, chúng tôi không phải kẻ thù của quý vị. Chúng tôi muốn hiến cho quý vị những địa hạt mênh mông và lạ lùng. (APOLLINAIRE)
Hiển thị các bài đăng có nhãn VỚI TRỊNH SƠN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VỚI TRỊNH SƠN. Hiển thị tất cả bài đăng

Lời thú

Hồ Ngạc Ngữ

Viết sau khi đọc Đứa Bé của Trịnh Sơn


Viết những câu thơ lễ phép
Của một thời áo cơm
Viết những niềm tin dễ dãi
Cháy bùng ngọn lửa rơm

Tôi viết tôi vào đâu
Phấn sáp bôi đầy mặt
Dẫu đội nón mang râu
Đóng tuồng lưu diễn khắp

Tôi là kẻ tội đồ
Của chính tôi một thuở
Giấu đi bao nỗi khổ
Phỉnh phờ những niềm vui
Bán đứng những nụ cười
Trong câu thơ đồng nát

Hãy vứt vào sọt rác
Những bài thơ một thời

19.9.2009
H.N.N.

Đọc tiếp

Trịnh Sơn và những câu thơ ám ảnh của Nhớ nhà

Trần Minh Lương


Nhớ nhà 

Nhớ nhà con về phía núi
Thấy ai vác rìu ngược dốc
Như cha năm nào tìm đốn nỗi buồn

Nhớ nhà con về bên sông
Ngại ngần đứng trước những người đàn bà cõng muối
Mồ hôi mẹ rơi mặn từ thuở ấy

Đọc tiếp

Trịnh Sơn

Lê Huy Mậu

Nhiều khi, người ta khuôn phép, phải chăng, chọn đúng đắn, khôn ngoan làm phương thức sống
Đó không phải là phương thức tồi nhưng đã quá dư thừa sự tính toán
Sẽ thế nào nếu cuộc đời là một tập hợp sự khôn ngoan?

Trịnh Sơn
Một cậu bé bị đẻ rớt trên đường bố mẹ vượt biên
Ngơ ngác chào đời trong trại giam những người lìa bỏ tổ quốc
Nhưng đấy không phải là sự lựa chọn của Trịnh Sơn

Hand Island (ảnh sưu tầm)

Đọc tiếp

Trịnh Sơn, những chấn thương từ biển

Nguyễn Hiệp

Chân núi Tà Cú, tôi choàng vai Trịnh Sơn (từ Vũng Tàu ra), dòng điện thương buồn chia sẻ; tôi thấu màu tím biển được pha từ những màu gì, Sơn cũng vậy, vết chấn thương không xương gân lục phủ ngũ tạng, vết chấn thương không hình hài, hình hài chỉ là cái cớ, cũng chẳng phải là cái cớ để vết thương hiện lên, Sơn không cần hiện lên. Tôi hiểu. Chúng tôi đọc thơ cho nhau nghe một cách tự nhiên, không né tránh và không vỗ đập, để nhịp tim tự do tăng nhanh, cuộn vào mình, cuộn như sóng cuộn, vỡ như sóng vỡ, nén mạnh và vụn ảo như vết thương không miệng, như trẻ thơ đau ngất, như bông hoa rã nát dưới/ trong/ với cơn mưa ngữ ngôn, nhịp điệu, như cơn gió rách rưới ẩn hiện nơi bãi cô đơn ý tứ đời mình. Trông sóng ngóng cát, trông gió ngó cát, thơ Trịnh Sơn cất/ chảy/ oặn một dòng chấn thương từ biển.
(ảnh sưu tầm)

Đẻ ra rớt rơi từ bước chân bi kịch trên biển, chuyện lịch sử dong dài, Trịnh Sơn oằn mình lớn lên, “đời đã ra khơi…”

Đọc tiếp

Với Trịnh Sơn

Trần Vũ Long

muốn được cùng nhau nâng chén rượu
mày và tao cứ mỗi đứa một phương

Tim - Đường Linh

Vui vì chữ
nhọc nhằn với chữ
chữ bơ vơ
khi rậm tiếng
rậm lời
nơi rác rưởi chữ bò lên trang giấy
từ muôn ngàn pho sách chữ bò ra
đôi khi chữ đánh đu cùng điếm
điếm mồm
điếm chữ
điếm danh…

thế kỉ của mày lưu manh và bệnh hoạn
thế kỉ của tao dối trá chất chồng

Đọc tiếp

Đọc truyện ngắn Sóng gió Ô Cấp

Châu Hoài Thanh

Một lát cắt ấn tượng về vùng đất Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo dưới chế độ cũ

Với câu chữ ngắn gọn, bằng giọng điệu rất Nam Bộ, Sóng gió Ô Cấp của Trịnh Sơn đã hấp dẫn người đọc. Những từ ngữ nóng và lạnh, hút và thả cứ liên tục bung ra khiến người đọc như lạc vào một mê cung đầy bối rối và ngờ vực. Những nhân vật của hai phe đối lập, chính nghĩa và phi nghĩa, ngay giữa lòng cuộc chiến tranh lạnh lùng và tàn bạo đã được tác giả khắc họa sinh động, sắc nét.

Rồi từ từ, cánh cửa ngôn từ cứ mở ra, mở ra để rồi những nút thắt cứ nhẹ nhàng được cởi. Đi cùng câu chuyện là tình yêu tuổi mới lớn của hai chị em ruột, Linh chị và Linh em. Tình yêu của Hội và Linh em là sự trần trụi, là không toan tính, là hết mình, nhưng đó là một tấn bi kịch của chiến tranh. Họ đành chia tay và mất nhau vĩnh viễn trong bối cảnh loạn lạc. Khác với Linh em, tình yêu của Linh chị với Quang, nhân vật đại diện cho tầng lớp trí thức được giác ngộ cách mạng, rất đằm thắm và nhẹ nhàng. Quang theo cách mạng nhưng lại yêu con gái của một tay cảnh sát khét tiếng là Bảy Lửa. Phải chăng đây là điểm hấp dẫn nhất của câu chuyện? Cái chết tức tưởi của Linh chị trên cầu Cỏ May cùng cái chết của Hội đã dẫn câu chuyện đến sự bi thương để rồi sau này kết thúc câu chuyện lại đầy gợi mở. Tác giả không nói đến nguyên nhân cái chết của Linh chị nhưng người đọc có thể phỏng đoán là do đạn lạc. Số phận của Linh chị cũng có kết cục giống như số phận của Hội.

Vượt lên trên tất cả là hình ảnh của thầy giáo dạy Việt văn. Cùng với Quang, đây là nhân vật đại diện cho tầng lớp yêu hòa bình và chính nghĩa.

Đọc tiếp

Trịnh Sơn, Người Sớm Tìm Được Cách-Nói-Khác Cho Thơ Mình

Du Tử Lê

Yếu tính của thi ca theo tôi, trước, sau vẫn là cách-nói. Rõ hơn, cách-nói- khác về mọi rung động, cảm nhận, suy nghĩ… Khởi tự căn bản này, vẫn theo tôi, nó giúp người đọc phân biệt được phong cách thơ của nhà thơ này, với nhà thơ khác. Nó như một thứ ID, một loại thẻ-nhận-dạng-thi-sĩ. 
Từ điểm nhấn vừa kể, tôi nghĩ, Trịnh Sơn đã tìm được cho cõi giới thi ca mình, những cách-nói-mới.
Thí dụ một trong những bài thơ tôi được đọc gần đây của Trịnh Sơn

Đọc tiếp
Lên đầu trang