Khi chúng tôi đi khắp nơi tìm thú phiêu lưu, chúng tôi không phải kẻ thù của quý vị. Chúng tôi muốn hiến cho quý vị những địa hạt mênh mông và lạ lùng. (APOLLINAIRE)
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo chí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo chí. Hiển thị tất cả bài đăng

Tôi tự do không?


Luise Rinser
(lược dịch: Nguyễn Hiến Lê)

“Vậy: cũng không tự do nữa, hoặc nếu tự do thì phải mang tội”

Tác giả, Luise Rinser, mà tôi đoán là một người Đức gốc Do Thái, ngay từ hồi nhỏ, đã có tinh thần độc lập, không tin hết những lời gia huấn rất nghiêm khắc, lớn lên sống một cuộc đời rất chìm nổi, một lần bị Đức Quốc xã bắt giam, suýt bị xử tử, hai đời chồng – chồng trước chết, chồng sau ly dị - chín lần phải rời những căn nhà gian lao mới xây dựng được, rốt cuộc bỏ nước Đức, cũng không qua Israel mà xin cư trú ở Ý, tóm lại đã chịu nhiều cuộc khủng hoảng về tinh thần, nên đã có nhiều dịp suy tư về cuộc sống mà tìm ra một nhân sinh quan không bi mà cũng không lạc một cách dễ dãi, nhưng can đảm, nhân từ và thông minh…
(Nguyễn Hiến Lê)


Mấy tiếng bề ngoài có vẻ tầm thường đó mà chứa nhiều thuốc nổ đấy.
Vô số tác phẩm viết về vấn đề đó; mà vẫn còn gây những cuộc tranh luận gay go, chứ chưa đưa ra được một câu giải đáp nào hoàn toàn đúng, làm cho ta thỏa mãn. Bạn chẳng hạn, bạn trả lời ra sao?

Đọc tiếp

Quốc Khánh Trung Quốc

Ô Sin

Hôm nay, trong cái ngày mà Bắc Kinh gọi là quốc khánh, chắc chắn chính quyền Trung Quốc chỉ nói về sự trỗi dậy suốt hơn hai thập niên qua và những đích đến phỉnh nịnh cơn thèm khát của nhiều người dân mộng bá quyền Đại Hán. Mao Chủ Tịch vẫn cười tủm tỉm trước cửa Thiên An Môn. Sáu mươi năm trước Mao đã thắng trong một cuộc chiến “da thịt tàn nhau”, đuổi Tưởng Giới Thạch ra Đài Loan. Người dân Trung Quốc được dạy đấy là công lao. Nhưng, rồi nhiều người trong số họ cay đắng nhận ra đó là ngày Mao bắt đầu biến Đại Lục thành địa ngục. Sau đây là những thông tin lấy từ cuốn Mao Trạch Đông Ngàn Năm Công Tội, được viết bởi một nhà nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện quân sự cấp cao Trung Quốc, đại tá Tân Tử Lăng.

Đại tá Tân Tử Lăng viết: “Mọi sai lầm lớn của Mao như

Đọc tiếp

Viết là cách giũ bỏ xấu hổ

Tri Sơ

Tiểu thuyết tự truyện Cuộc đấu tranh của tôi của nhà văn Karl Ove Knausgaard là hiện tượng văn chương Na Uy và thế giới. 


Một mình Karl Ove Knausgaard đứng chờ ở sân ga xe lửa ngoài trời Ystad phía nam Thụy Điển chiều tháng hai nắng chói chang. Ông thuộc dạng người không lẫn vào đám đông: cao ráo, điển trai, bộ râu kiểu cách và mái tóc rậm bạc gợn sóng, nhưng dáng vẻ thờ ơ và khinh bạc, không giống dạng người sẵn sàng tiết lộ bí mật, ham muốn và lo lắng thầm kín bản thân.
Nhưng, ông đã làm thế trong tiểu thuyết tự truyện sáu tập dày 3.600 trang có cái tên gây kích động Cuc đu tranh ca tôi (My Struggle, trùng với tên cuốn sách của trùm phát-xít Adolf Hitler viết từ năm 1924

Đọc tiếp
Lên đầu trang