Khi chúng tôi đi khắp nơi tìm thú phiêu lưu, chúng tôi không phải kẻ thù của quý vị. Chúng tôi muốn hiến cho quý vị những địa hạt mênh mông và lạ lùng. (APOLLINAIRE)
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn không chương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn không chương. Hiển thị tất cả bài đăng

Đứa con rơi của Hoài Thanh

Trịnh Sơn

Phải nói rằng: Nàng rất đẹp. Đẹp rực rỡ. Nhất là đôi mắt to tròn hun hút muốn thâu tóm cả thế giới về phía mình. Và làn da, trắng như tuyết. Cứ ngỡ nàng vừa chui ra từ cái vú một con bò sữa sau một thời gian ấp ủ đủ mệt. 

(tranh sưu tầm)

Nhưng, điều làm tôi chú ý tới nàng, đầu tiên, lại không phải là đôi mắt xoáy ốc với nước da quý phái nàng có. Mà là một thứ khác.

Đó là một buổi tối thứ bảy. Phòng karaoke ồn ào thanh âm của rượu và đám đông. Một con bé nhợt nhạt ngấm men đến bên tôi:

- Anh ơi! Hát đi. Ôm em đi. Chơi đi. Đêm nay, còn dài lắm.

Con bé xỉn mất rồi. Tôi chưa biết phải làm sao với nó, thì nàng tới, bằng giọng nói.

- Đi vào phòng trong ngủ đi. Đêm không dài lắm đâu. Ngày mai mới dài.

Đọc tiếp

Có một thế hệ Không biết đâu mà lần

Trịnh Sơn

Không biết đâu mà lần mang đậm dấu ấn của một tự truyện hơn là một câu chuyện hư cấu. Tự truyện của một thầy giáo mới ra trường, từ đồng ruộng chiêm trũng xứ Bắc, học trường đại học hiu hắt miền Trung, “nhảy dù” vào phương Nam đầy ảo tưởng. 

Tự truyện không của riêng một thầy giáo trẻ. Không biết đâu mà lần nâng nhân vật của mình lên thành đại diện, thành thế hệ và tâm thế thời đại. Người đi trước ôn lại mình. Kẻ đến sau tìm thấy mình. Có những chi tiết, hoàn cảnh, nhân vật khiến người đọc cảm tưởng mình là cánh diều no gió, cố bứt khỏi bàn tay tác giả đang cầm giữ dòng suy tưởng miên man. Thi thoảng, người đọc lại thấy chính mình đang hớt hải trong lo âu và háo hức cầm cuộn dây mà chạy, mà tung hê, mà lèo lái cho câu chuyện bay lên. Ít nhiều, Không biết đâu mà lần tạo ra một cuộc bập bênh đa chiều. Nhân vật Anh nảy mầm trong tác giả và chính Anh bao bọc tác giả, làm một khối cầu giữ thanh bập bênh không văng vòng lăn của mình. Từ môi trường giáo dục đầy hoa thơm cỏ dại cho đến khu tập thể ong ve rồi nhà trọ lên cơn rồi đi đâu đó chẳng định danh được. Từ kỷ niệm thơm thảo gia đình và giảng đường chảy qua bao mánh to khóe nhỏ dại dài khôn vặt, ghé gẩm chỗ này nơi kia, khi thì bến tình gia đình, thầy trò, bạn bè, đồng nghiệp trong sáng, chân thành, lúc tạt vào bờ bãi đầy ganh đua, bon chen, ích kỷ. Từ lý tưởng cao đẹp của một bậc trồng người, thăng qua nỗ lực mãnh liệt và đôi khi cứng nhắc, giáng xuống sự đưa đẩy vốn dĩ, rồi buông xuôi, kỳ thị phẩm chất tử tế của người khác và kỳ thị chính cả bản thân…

Đọc tiếp

Dắt bóng người bước gầy cơn hoa mỹ

Trịnh Sơn


Sau nhiều năm lặng lẽ đọc, say sưa ngắm nhìn và tỉ mỉ làm phép so sánh, tôi tìm được một điểm chung duy duy nhất trên gương mặt văn chương của hai ông: Nhà văn VŨ BẰNG và Thi sĩ NGUYỄN QUANG THIỀU, là rực rỡ nỗi hoài nghi không ngừng tự xâm chiếm vào trong bản thân họ và kích thích một trường lực cân bằng động – hướng mũi tên tâm cảm của mình nhắm thẳng hồng tâm thế giới bên ngoài. Hoài nghi là một trạng thái hay chỉ giản đơn tích tắc một gam màu sắc trên chân dung của một tượng hình ý chí ? Nỗi hoài nghi có cân đo đong đếm được theo một hệ quy chiếu nhất định nào đó ? Ở 2 con-người-sáng-tạo này, dù sống cách nhau mấy chục năm ở 2 thời kỳ lịch sử hoàn toàn khác nhau, trong 2 khối không gian mà sự hít thở trái ngược nhau, nhưng đã lấp lánh một giao thoa của tích hợp xung-cảm gần như trọn vẹn. Dưới lăng kính của một người đọc, tôi trình bày họ theo cách của tôi. Hoài nghi của VŨ BẰNG tuần hoàn đường sin với biên độ là tứ chiếng sự sống, còn, Hoài nghi của NGUYỄN QUANG THIỀU đơn côi cánh én vút lên vụt xuống trên con sóng chữ. Nếu ánh mắt mở ra từ Bốn mươi năm nói láo khắc khoải đến ngoa ngoắt nghiệp “hót váng lên chơi” thì ánh mắt dán lên Sự mất ngủ của lửa vành vạnh cơn đen trắng cục mịch buốt đêm người. Nếu vầng trán của Ngôi nhà 17 tuổi mềm dịu nét bồi đắp phù sa mới thì chúng ta lại dễ nhận ra nhiều vết cứa sâu hoắm suy tư trên vầng trán Những kẻ gieo gió

Đọc tiếp

HOÀNG QUÝ Không thèm giả trang


Trịnh Sơn

            Halloween là một ngày hội của Phương Tây, người ta hóa trang cho thật quái dị, cốt làm sao để không ai nhận ra mình. Trong đêm diễn ma quỷ thánh thần ấy, người ta lại mày mò tìm dấu vết nhau, bằng mùi mồ hôi, bằng cách nhận biết các thói quen, bằng những điệu nhảy đặc biệt.
Cũng hay! Một năm, cũng cần một lần bóc lớp vỏ cũ, thay bằng cái kén mới. Sáng hôm sau, lại trở về với hình hài con người. Ồ, hôm qua tôi là ai em có biết không? Hôm qua, anh có nhận ra cái răng nhọn hoắt trên cái miệng rộng nhồm nhoàm của gã đó không?


Đêm Halloween năm nay, tôi được tham dự một bữa tiệc người ở Vũng Tàu. Thường nhật, người ta cởi áo cởi quần chán, bikini chán, trần trụi chán. Có được một đêm bỗng dưng biến mất ai lại không thích. Nhưng, tôi lại được một phen thất vọng đầy

Đọc tiếp

TRẦN ĐÌNH LƯƠNG Nhà thơ không muốn làm thi sỹ

 Trịnh Sơn

Tôi vô tình có được tập thơ này trong một nhà sách cũ. Lạc lõng giữa hàng trăm tập thơ khác, tập thơ có cái bìa giản đơn, trang nhã với bề rộng hơn chiều cao, như các cuốn sách tập vẽ màu của trẻ em vậy. Tranh bìa, cũng là một mảng màu như mây, như lá, lại như sóng. Mơ hồ. Thật là mơ hồ.
hải đảo – trần đình lương : không hề viết hoa, không hề in đậm. Có gì trong đó?


Lời tựa của Hoàng Ngọc Tuấn: “Hải đảo là tập thơ của một nhà thơ không muốn làm thi sĩ…” Ồ, cái phận người đã mở ra từ đây. Đọc bài 1, đọc bài 2, đọc bài 3, đọc rồi không muốn dừng lại, hay là không thể dừng lại nữa. Sức cuốn hút mãnh liệt từ ngôn ngữ hay là sự hấp dẫn của một tâm hồn mềm dịu cỏ hoa.
Bài thơ đầu tiên, ghi chú: đã in trên Đặc san Tổng hội sinh viên Sài Gòn – 1964, tròm trèm 45 năm.
xin lên tiếng với tôi

ngồi đây mà triết lý
thế chấp nhận hòa bình
ngồi đây mà ngủ kỹ
trước thực tế chiến chinh ?

ta nói cho ta biết
sự gục mặt đê hèn
đang sống như đang chết
đang ngụp giữa bùn đen

Đọc tiếp
Lên đầu trang