Khi chúng tôi đi khắp nơi tìm thú phiêu lưu, chúng tôi không phải kẻ thù của quý vị. Chúng tôi muốn hiến cho quý vị những địa hạt mênh mông và lạ lùng. (APOLLINAIRE)

Cô Mặc Sầu - Một chuyến đi xa

Trịnh Sơn

Cô Mặc Sầu sử dụng lối trần thuật mộc, cốt truyện mở dần ra, càng lúc càng rộng, càng sâu theo hành trình của những bản báo án và của chàng sinh viên tên Khoa đi làm khóa luận. Diễn biến vụ án leo thang, dẫn dắt nhân vật và độc giả khám phá vùng đất Cô Mặc Sầu. Ở đó, cảnh vật và con người, hiện thực và truyền thống, vẻ đẹp hoang sơ và hiện thực trần trụi như “nhảy bổ” vào nhau. Nhảy bổ chứ không phải hòa quyện. Lạ lùng thay, mỗi cú nhảy tạo ra một sự trùng khít như hai bên sinh ra để dành cho nhau không hề khiên cưỡng. Nguyễn Đình Tú chối từ cách diễn đạt phức tạp hóa vốn rất điêu luyện qua nhiều tác phẩm trước. Ở Cô Mặc Sầu, Nguyễn Đình Tú chọn cho mình vị trí một nhà văn chứ không phải Sherlock Holmes.

Đọc tiếp

Đứa con rơi của Hoài Thanh

Trịnh Sơn

Phải nói rằng: Nàng rất đẹp. Đẹp rực rỡ. Nhất là đôi mắt to tròn hun hút muốn thâu tóm cả thế giới về phía mình. Và làn da, trắng như tuyết. Cứ ngỡ nàng vừa chui ra từ cái vú một con bò sữa sau một thời gian ấp ủ đủ mệt. 

(tranh sưu tầm)

Nhưng, điều làm tôi chú ý tới nàng, đầu tiên, lại không phải là đôi mắt xoáy ốc với nước da quý phái nàng có. Mà là một thứ khác.

Đó là một buổi tối thứ bảy. Phòng karaoke ồn ào thanh âm của rượu và đám đông. Một con bé nhợt nhạt ngấm men đến bên tôi:

- Anh ơi! Hát đi. Ôm em đi. Chơi đi. Đêm nay, còn dài lắm.

Con bé xỉn mất rồi. Tôi chưa biết phải làm sao với nó, thì nàng tới, bằng giọng nói.

- Đi vào phòng trong ngủ đi. Đêm không dài lắm đâu. Ngày mai mới dài.

Đọc tiếp

Có những ngày mưa kéo dài

Trịnh Sơn


(ảnh sưu tầm)
Có những ngày mưa kéo dài
Ngủ vùi trong chăn ấm quên đem lũ chim vào nhà
Nửa chừng cơn mê
Nửa chừng ngô rang phưng phức Vũ Bằng
Nửa chừng hoang dại em không khăn không áo
Nửa chừng khúc Phạm Duy ngựa hồng
Nửa chừng bộ phim hài Mỹ
Tôi nghe tiếng chim kêu
Rõ ràng tiếng chim kêu
Trong chật chội màng nhĩ đã bắt đầu xơ cứng vì lạnh của mình

Có những ngày mưa kéo dài thật dài
Chuẩn bị lương tháng vinh hạnh bớt 10% cho quỹ từ thiện
Thể nào bạn bè cũng rủ nhau tìm một chỗ vừa đủ
Nhâm nhi cuộc đời nhâm nhi bản thân mình
Mếu máo và tếu táo
Khật khừ rồi lạo xạo
Chúng ta chỉ là mấy hạt cát nhỏ giữa vũng phố này

Đọc tiếp

Ăn mày

Lỗ Tấn

(ảnh sưu tầm)
Tôi đi dọc theo bức tường cao lở lói, đạp lên tro bụi. Ngoài kia có mấy người, ai đi đường nấy. Gió nhẹ nổi lên, sương bám ở những chiếc lá héo chưa rụng trên cành của gốc cây cao bên tường rơi lác đác xuống đầu tôi.

Gió nhẹ nổi lên, bốn phía đều là cát bụi.

Một đứa trẻ bước tới xin tiền tôi, cũng mặc áo rộng, cũng không thấy vẻ gì bi thương, nhưng chặn tôi lại dập đầu rồi đuổi theo nài nỉ.

Đọc tiếp

Bản tình ca của J. Alfred Prufrock

T.S. Eliot


S’io credesse che mia risposta fosse 
A persona che mai tornasse al mondo, 
Questa fiamma staria senza piu scosse. 

Ma perciocche giammai di questo fondo 
Non torno vivo alcun, s’i’odo il vero,
Senza tema d’infamia ti rispondo.  



Nào, ta hãy lên đường, anh và em
Trong buổi chiều lặng lẽ, dịu êm
Như người bệnh đang nằm trên bàn mổ
Ta hãy đi theo từng con phố nhỏ
Nơi vỏ sò chất đống ngổn ngang
ở nơi đó những quán rượu rẻ tiền
Những phòng trọ cho những đêm không ngủ
Đường phố dẫn vào cuộc tranh chấp, cãi cọ
Dẫn ta đến tận nơi
Và cho em, một câu hỏi chết người

Đọc tiếp

Lời thú

Hồ Ngạc Ngữ

Viết sau khi đọc Đứa Bé của Trịnh Sơn


Viết những câu thơ lễ phép
Của một thời áo cơm
Viết những niềm tin dễ dãi
Cháy bùng ngọn lửa rơm

Tôi viết tôi vào đâu
Phấn sáp bôi đầy mặt
Dẫu đội nón mang râu
Đóng tuồng lưu diễn khắp

Tôi là kẻ tội đồ
Của chính tôi một thuở
Giấu đi bao nỗi khổ
Phỉnh phờ những niềm vui
Bán đứng những nụ cười
Trong câu thơ đồng nát

Hãy vứt vào sọt rác
Những bài thơ một thời

19.9.2009
H.N.N.

Đọc tiếp

James Joyce, tài năng không thể chế ngự

James Longenbach

Chế độ kiểm duyệt cho rằng Ulysses xấu xa và nổi loạn, nhưng chính sự bi thảm hóa cuộc xung đột thiện ác bất tận đã làm cho tác phẩm đi trước thời đại. Xin giới thiệu sơ lược bài bình luận của James Longenbach.
Năm 1946, sinh viên ưu tú Hugh Kenner thuộc đại học Toronto muốn đọc bản sao Ulysses của James Joyce, thư viện trả lời rằng, thủ tục đầu tiên là phải có hai thư giới thiệu, của tu sĩ và của bác sĩ. Lệnh cấm Ulysses ở Canada tồn tại đến năm 1949, chàng trai hướng về phía nam, đại học Yale, sau một số tranh cãi mới được phép làm luận án tiến sĩ về Joyce, và năm 1956 xuất bản Joyce xứ Dublin, một trong những tài liệu quy mô lớn đầu tiên về sự nghiệp của Joyce. Hai mươi ba năm sau Mỹ bỏ lệnh cấm Ulysses, cuốn sách của Joyce được nhắc nhiều hơn là được đọc, rằng nó bẩn thỉu, vô đạo đức, không thể chấp nhận. Ngày nay, Ulysses vẫn được nhắc nhiều hơn được đọc. Cuốn sách nào được đánh giá cao nhất chưa bao giờ bạn đọc hết? Ulysses của Joyce. “Để dành cho thế hệ mai sau”.

Đọc tiếp
Lên đầu trang