Khi chúng tôi đi khắp nơi tìm thú phiêu lưu, chúng tôi không phải kẻ thù của quý vị. Chúng tôi muốn hiến cho quý vị những địa hạt mênh mông và lạ lùng. (APOLLINAIRE)
Hiển thị các bài đăng có nhãn NĂM CHÂU BỐN BIỂN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NĂM CHÂU BỐN BIỂN. Hiển thị tất cả bài đăng

Ăn mày

Lỗ Tấn

(ảnh sưu tầm)
Tôi đi dọc theo bức tường cao lở lói, đạp lên tro bụi. Ngoài kia có mấy người, ai đi đường nấy. Gió nhẹ nổi lên, sương bám ở những chiếc lá héo chưa rụng trên cành của gốc cây cao bên tường rơi lác đác xuống đầu tôi.

Gió nhẹ nổi lên, bốn phía đều là cát bụi.

Một đứa trẻ bước tới xin tiền tôi, cũng mặc áo rộng, cũng không thấy vẻ gì bi thương, nhưng chặn tôi lại dập đầu rồi đuổi theo nài nỉ.

Đọc tiếp

Bản tình ca của J. Alfred Prufrock

T.S. Eliot


S’io credesse che mia risposta fosse 
A persona che mai tornasse al mondo, 
Questa fiamma staria senza piu scosse. 

Ma perciocche giammai di questo fondo 
Non torno vivo alcun, s’i’odo il vero,
Senza tema d’infamia ti rispondo.  



Nào, ta hãy lên đường, anh và em
Trong buổi chiều lặng lẽ, dịu êm
Như người bệnh đang nằm trên bàn mổ
Ta hãy đi theo từng con phố nhỏ
Nơi vỏ sò chất đống ngổn ngang
ở nơi đó những quán rượu rẻ tiền
Những phòng trọ cho những đêm không ngủ
Đường phố dẫn vào cuộc tranh chấp, cãi cọ
Dẫn ta đến tận nơi
Và cho em, một câu hỏi chết người

Đọc tiếp

James Joyce, tài năng không thể chế ngự

James Longenbach

Chế độ kiểm duyệt cho rằng Ulysses xấu xa và nổi loạn, nhưng chính sự bi thảm hóa cuộc xung đột thiện ác bất tận đã làm cho tác phẩm đi trước thời đại. Xin giới thiệu sơ lược bài bình luận của James Longenbach.
Năm 1946, sinh viên ưu tú Hugh Kenner thuộc đại học Toronto muốn đọc bản sao Ulysses của James Joyce, thư viện trả lời rằng, thủ tục đầu tiên là phải có hai thư giới thiệu, của tu sĩ và của bác sĩ. Lệnh cấm Ulysses ở Canada tồn tại đến năm 1949, chàng trai hướng về phía nam, đại học Yale, sau một số tranh cãi mới được phép làm luận án tiến sĩ về Joyce, và năm 1956 xuất bản Joyce xứ Dublin, một trong những tài liệu quy mô lớn đầu tiên về sự nghiệp của Joyce. Hai mươi ba năm sau Mỹ bỏ lệnh cấm Ulysses, cuốn sách của Joyce được nhắc nhiều hơn là được đọc, rằng nó bẩn thỉu, vô đạo đức, không thể chấp nhận. Ngày nay, Ulysses vẫn được nhắc nhiều hơn được đọc. Cuốn sách nào được đánh giá cao nhất chưa bao giờ bạn đọc hết? Ulysses của Joyce. “Để dành cho thế hệ mai sau”.

Đọc tiếp

Hoa chiến tranh

“Anh túc nở đầy đồng bãi Flanders” (Flanders là vùng đất thuộc tây bắc châu Âu, dọc Bắc Hải) là dòng mở đầu một trong những bài thơ nổi tiếng nhất về chiến tranh thế giới I. Hoa anh túc đỏ (Poppy đỏ, Papaver rhoeas) rộ khắp chiến trường Bỉ và Pháp đã trở thành biểu tượng mạnh mẽ và bền bĩ về tử sĩ và sự hy sinh của họ. 


Tuần này, nước Anh bắt đầu lễ tôn vinh người đã khuất trong chiến tranh và ghi dấu một thế kỷ Đệ nhất thế chiến bùng nổ. Anh túc là một phần kỷ niệm. Các con hào ở pháo đài tháp London (Tower of London) được trang trí như một biển anh túc đỏ rực bằng gốm. Mỗi đóa hoa tượng trưng một người ngã xuống vì cuộc chiến. Thứ ba ngày 11/11, kỷ niệm ngày ký hiệp định chấm dứt chiến tranh thế giới I (còn gọi là ngày Tưởng nhớ, ngày Cựu chiến binh hay ngày Đình chiến), 888.246 đóa hoa được hoàn thành mang tên “Máu nhuộm đất thành biển đỏ”. Mục đích lắp đặt là để phản ánh tầm quan trọng và dữ dội của Thế chiến I. 

Đọc tiếp

Thông điệp của Jean Cocteau

Chân dung Jean Cocteau của danh họa Pablo Picasso

Jean Maurice Eugène Clément Cocteau sinh ngày 5.7.1889 tại Maisons-Laffitte gần Paris. Cha là luật sư và họa sỹ nghiệp dư tự tử khi Cocteau mới 9 tuổi. 15 tuổi, cậu bé Cocteau bỏ nhà ra đi, sớm nổi tiếng trong giới nghệ sỹ Bohème, có biệt danh Hoàng tử lông bông (Le Prince frivole) theo tên tác phẩm xuất bản năm 22 tuổi. Tên tuổi Cocteau gắn liền với những tác phẩm văn chương và điện ảnh tiền phong như Les Enfants Terribles, Le sang d’un poète, Les Parents Terribles, La belle et la bête, Orphée (có mặt Pablo Picasso, Francoise Sagan, Brigitte Bardot). Tiểu thuyết gia nổi tiếng người Mỹ Edith Wharton viết về Jean Cocteau: Thi sỹ có mỗi dòng thơ lớn là một bình minh, mỗi hoàng hôn tạo nên một thành phố thiên đàng
Sinh thời, Cocteau hiếm tham dự tang lễ, kể cả của người bạn mật thiết là “thiên tài nổi loạn” Raymond Radiguet yểu mệnh (1903-1923). Chết không đáng sợ, sống mới đáng sợ. “Thực ra người ta chẳng biết gì cả”.

Đọc tiếp

Thiên đường dối trá

Helen T.Verongos

Mã Kiến (Ma Jian – sinh năm 1953 ở Thanh Đảo), mới đầu làm thợ sửa đồng hồ và vẽ tranh tuyên truyền, rồi làm phóng viên cho một tạp chí quốc doanh. Khi 30 tuổi, vì không thể chịu được áp lực nhà nước và bị trù dập nên ông bỏ nghề, mai danh ẩn tích và lang thang về những vùng hoang dã phía Nam Trung Quốc. Sau những chuyến đi này ông hoàn thành quyển khảo luận Bụi Đỏ, và tập truyện ngắn Hãy Thè Lưỡi Bạn Ra (1987) mô tả nền văn hóa và tôn giáo của dân Tây Tạng dưới ách cai trị Trung cộng – ngay khi vừa phát hành đã bị chính quyền buộc tội đồi trụy, theo hư vô chủ nghĩa và tịch thu, tiêu hủy toàn bộ.

Đọc tiếp

Chó hoang hôm qua nay thành chó giữ nhà

Lưu Hiểu Ba
(Phan Trinh dịch)
Khổng Tử, 551-479 TCN

Lời giới thiệu của người dịch
1. “Chó nhà tang” và “chó gác cửa” ở đây chỉ Khổng Tử. Đề tài này có thể hơi nhạy cảm với ít nhiều trí thức Việt Nam, vì nó đưa ra một cái nhìn hơi lạ về một người quen, và có lẽ cũng vì trong Văn Miếu Quốc Tử Giám hiện nay vẫn có bệ thờ Khổng Tử.
Thoạt đọc, bài này có vẻ như muốn ‘hạ bệ’ Khổng Tử, nhưng đọc kỹ, người đọc sẽ thấy Lưu Hiểu Ba muốn tìm lại sự thật cho Khổng Tử, và thấy Khổng Tử cũng như nhiều trí thức xưa nay lúc thì bị ruồng rẫy, khi thì được ‘phong thánh’, được gán cho nhiều điều mình không có, và trở thành bao tay nhung che cho bàn tay sắt.
2. Tên của Khổng Tử và Lưu Hiểu Ba trong vài năm qua nhiều lần được nhắc chung. Lưu Hiểu Ba viết bài này về Khổng Tử ngày 18/8/2007. Năm 2010, nhà cầm quyền Trung Quốc vội vã thành lập Giải Khổng Tử để đối trọng với Giải Nobel Hòa Bình vừa được trao cho Lưu Hiểu Ba, vì nỗ lực đấu tranh cho nhân quyền của ông. Cũng nên nhắc lại là vào Lễ Noel 25/12/2009, Lưu Hiểu Ba bị Bắc Kinh kết án 11 năm tù vì tội tuyên truyền chống nhà nước, còn Giải Khổng Tử năm 2011 thì được trao cho Vladimir Putin

Đọc tiếp

Tôi tự do không?


Luise Rinser
(lược dịch: Nguyễn Hiến Lê)

“Vậy: cũng không tự do nữa, hoặc nếu tự do thì phải mang tội”

Tác giả, Luise Rinser, mà tôi đoán là một người Đức gốc Do Thái, ngay từ hồi nhỏ, đã có tinh thần độc lập, không tin hết những lời gia huấn rất nghiêm khắc, lớn lên sống một cuộc đời rất chìm nổi, một lần bị Đức Quốc xã bắt giam, suýt bị xử tử, hai đời chồng – chồng trước chết, chồng sau ly dị - chín lần phải rời những căn nhà gian lao mới xây dựng được, rốt cuộc bỏ nước Đức, cũng không qua Israel mà xin cư trú ở Ý, tóm lại đã chịu nhiều cuộc khủng hoảng về tinh thần, nên đã có nhiều dịp suy tư về cuộc sống mà tìm ra một nhân sinh quan không bi mà cũng không lạc một cách dễ dãi, nhưng can đảm, nhân từ và thông minh…
(Nguyễn Hiến Lê)


Mấy tiếng bề ngoài có vẻ tầm thường đó mà chứa nhiều thuốc nổ đấy.
Vô số tác phẩm viết về vấn đề đó; mà vẫn còn gây những cuộc tranh luận gay go, chứ chưa đưa ra được một câu giải đáp nào hoàn toàn đúng, làm cho ta thỏa mãn. Bạn chẳng hạn, bạn trả lời ra sao?

Đọc tiếp

Sự hoàn hảo luôn đơn giản

Robert & Elizabeth Chandler
*Lý tưởng luôn luôn đơn giản!

Grossman bên đống đổ nát của đền thờ Hy Lạp gần thủ đô Yerevan , năm 1961

Armenia nằm kín trong lục địa phía nam dãy Kavkaz (Tây Á), là một trong những quốc gia lâu đời nhất thế giới, được cho rằng đây chính là vườn Địa đàng trong Kinh thánh và là nơi Noah cùng con cháu đã dừng lại định cư lần đầu tiên. Nước này có nền văn hóa kỳ vĩ và lịch sử đau thương vì chiến tranh triền miên, đặc biệt là nạn diệt chủng 1915 – 1918 trong Chiến tranh thế giới I và cuộc Đại thanh trừng của Liên Xô dưới/sau thời Stalin. Nhà văn, kịch tác gia, nhà báo Nga Vasily Grossman (1905 – 1964) xuất thân là kỹ sư hóa chất tại vùng mỏ than sông Đông. Năm 1934, ông được văn hào Maksim Gorky trực tiếp đọc bản thảo và khen ngợi. Thế chiến II, ông làm phóng viên chiến trường. Kiệt tác “Cuộc đời và số phận” của ông là bản anh hùng ca hoàng tráng mang tính thời đại, được so sánh như một “Chiến tranh và hòa bình” của thế kỷ XX, nhưng bị cấm phát hành

Đọc tiếp

Cố thoát khỏi vũng lầy

Tri Sơ

Đành xa lìa quê hương xứ sở, rời bỏ nhà cửa, gia đình, truyền thống và hàng vạn thứ thân quen, phải lưu lạc xứ lạ quê người, sẵn sàng gánh chịu tương lai chưa biết ra sao là lựa chọn mịt mù chông gai trắc trở. Nhiều người ở thế giới thứ ba vẫn quyết dứt áo ra đi, chọn kiếp lưu vong, tỵ nạn. Vì sao? Xin giới thiệu bộ phim bán tài liệu Mille Soleils thể hiện tâm trạng và suy nghĩ người tìm đường vượt biên.


Mở đầu phim Mille Soleils của nữ đạo diễn Mati Diop, một người đàn ông lùa đàn bò gầy trơ xương sừng dài hướng tới lò mổ giữa Dakar bận rộn ở Senegal, khiến xe cộ tắc nghẽn. Hình ảnh đối lập: động vật xen lẫn máy móc, mục đồng lạc giữa bối cảnh đô thị, cộng hưởng bài hát trang trọng và day dứt về sự khao khát và trả thù Khúc ballad giữa trưa (The Ballad of High Noon, thường gọi tắt High Noon) bất hủ của ca sỹ cao bồi chuyên hát nhạc đồng quê nổi tiếng Tex Ritter.

Đọc tiếp

Kẻ thù ở đâu

Trịnh Sơn

(về cuốn sách Catalonia – Tình yêu của tôi của George Orwell, 
do dịch giả Phạm Nguyên Trường chuyển ngữ)


“Kẻ thù ở đâu?

Benjamin vung tay thành một vòng tròn. “Đằng kia kìa”. (Benjamin nói bằng tiếng Anh, nghe như đấm vào tai)
Nhưng ở đâu?”


Đây là một đoạn trích rất nhỏ trong cuốn sách Homage to Catalonia của George Orwell do dịch giả Phạm Nguyên Trường chuyển ngữ với tiêu đề Catalonia – Tình yêu của tôi. Một đoạn nhỏ, nhưng ý nghĩa của nó không nhỏ, lặp đi lặp lại và bao trùm toàn bộ tác phẩm. Bao trùm toàn bộ cuộc nội chiến đẫm máu của những chiến sĩ cách mạng chống phát xít trong những năm 1936 – 1937 ở Catalonia, Tây Ban Nha.

Bao trùm không khí cách mạng đặc trưng bởi hai màu đỏ và đen, hứa hẹn một xã hội “bình đẳng và tự do”, nơi tất cả mọi người, không phân biệt sang, hèn, lớn, nhỏ bắt tay nhau thật chặt, gọi nhau bằng danh xưng “đồng chí”

Đọc tiếp

Cớ gì phải thế

Spike Milligan 
(1918-2002)

I thought I'd begin by reading a poem by Shakespeare, but then I thought, why should I? He never reads any of mine.

Định đọc thơ Shakespeare, nhưng tôi lại nghĩ, cớ gì phải thế? Ông ấy chẳng hề đọc thứ gì của tôi. 

Đọc tiếp

Quốc Khánh Trung Quốc

Ô Sin

Hôm nay, trong cái ngày mà Bắc Kinh gọi là quốc khánh, chắc chắn chính quyền Trung Quốc chỉ nói về sự trỗi dậy suốt hơn hai thập niên qua và những đích đến phỉnh nịnh cơn thèm khát của nhiều người dân mộng bá quyền Đại Hán. Mao Chủ Tịch vẫn cười tủm tỉm trước cửa Thiên An Môn. Sáu mươi năm trước Mao đã thắng trong một cuộc chiến “da thịt tàn nhau”, đuổi Tưởng Giới Thạch ra Đài Loan. Người dân Trung Quốc được dạy đấy là công lao. Nhưng, rồi nhiều người trong số họ cay đắng nhận ra đó là ngày Mao bắt đầu biến Đại Lục thành địa ngục. Sau đây là những thông tin lấy từ cuốn Mao Trạch Đông Ngàn Năm Công Tội, được viết bởi một nhà nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện quân sự cấp cao Trung Quốc, đại tá Tân Tử Lăng.

Đại tá Tân Tử Lăng viết: “Mọi sai lầm lớn của Mao như

Đọc tiếp

Những ngày cuối cùng ở Việt Nam

Tri Sơ

Những ngày cuối cùng ở Việt Nam là phim tài liệu Mỹ, do Rory Kennedy viết kịch bản và đạo diễn, ra mắt tại liên hoan phim Sundance 2014, được đề cử phim tài liệu xuất sắc nhất ở Oscar 2015. Tháng 4.1975, hàng ngàn người Việt Nam trung thành phục vụ đường lối của Mỹ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa rơi vào nguy hiểm, bộ phim là biên niên sử về nỗ lực giải thoát họ và gia đình khỏi Việt Nam.



Đáng nhớ nhất trong phim Bí mật hé lộ (The Unknow Known) của Errol Morris là cảnh quay mang tính biểu tượng miêu tả quân nhân Mỹ đẩy nhiều trực thăng xuống biển trong cuộc di tản khỏi Sài Gòn năm 1975. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld nhún vai “bạn sẽ làm gì trong trường hợp ấy”, có vẻ còn chứa đựng rất nhiều ngạo mạn, tự lừa dối và ngụy biện.

Đọc tiếp

Viết là cách giũ bỏ xấu hổ

Tri Sơ

Tiểu thuyết tự truyện Cuộc đấu tranh của tôi của nhà văn Karl Ove Knausgaard là hiện tượng văn chương Na Uy và thế giới. 


Một mình Karl Ove Knausgaard đứng chờ ở sân ga xe lửa ngoài trời Ystad phía nam Thụy Điển chiều tháng hai nắng chói chang. Ông thuộc dạng người không lẫn vào đám đông: cao ráo, điển trai, bộ râu kiểu cách và mái tóc rậm bạc gợn sóng, nhưng dáng vẻ thờ ơ và khinh bạc, không giống dạng người sẵn sàng tiết lộ bí mật, ham muốn và lo lắng thầm kín bản thân.
Nhưng, ông đã làm thế trong tiểu thuyết tự truyện sáu tập dày 3.600 trang có cái tên gây kích động Cuc đu tranh ca tôi (My Struggle, trùng với tên cuốn sách của trùm phát-xít Adolf Hitler viết từ năm 1924

Đọc tiếp

Cha đẻ của tiểu thuyết đồ họa Anh

Tri Sơ

“Đôi khi mất nhiều thời gian để chọn một con vật”, nhà tiểu thuyết đồ họa Bryan Talbot nói trong tầng hầm mờ ảo căn nhà ở Sunderland. “Tôi muốn có một nhân vật ngoan cường chiến đấu chống lại mọi đàn áp. Con lửng ngoan cường. Nhìn chúng thoải mái với sọc đen trắng”, ông nói về “anh hùng” trong loạt tiểu thuyết đồ họa Grandville: thám tử Archie LeBrock tài năng, nhanh trí, ăn mặc giống Sherlock Holmes và chiến đấu như nhân vật “tay trong” của đạo diễn Tarantino

Nhà tiểu thuyết đồ họa Anh Bryan Talbot
Những người cải cách thể loại truyện tranh gần đây có thể không biết rằng Talbot, người Lancaster bảnh bao hao hao tài tử Steve Buscemi, là cha đẻ của tiểu thuyết đồ họa Anh, cũng là nhà tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nổi tiếng thế hệ đầu

Đọc tiếp

TRẦN ĐÌNH LƯƠNG Nhà thơ không muốn làm thi sỹ

 Trịnh Sơn

Tôi vô tình có được tập thơ này trong một nhà sách cũ. Lạc lõng giữa hàng trăm tập thơ khác, tập thơ có cái bìa giản đơn, trang nhã với bề rộng hơn chiều cao, như các cuốn sách tập vẽ màu của trẻ em vậy. Tranh bìa, cũng là một mảng màu như mây, như lá, lại như sóng. Mơ hồ. Thật là mơ hồ.
hải đảo – trần đình lương : không hề viết hoa, không hề in đậm. Có gì trong đó?


Lời tựa của Hoàng Ngọc Tuấn: “Hải đảo là tập thơ của một nhà thơ không muốn làm thi sĩ…” Ồ, cái phận người đã mở ra từ đây. Đọc bài 1, đọc bài 2, đọc bài 3, đọc rồi không muốn dừng lại, hay là không thể dừng lại nữa. Sức cuốn hút mãnh liệt từ ngôn ngữ hay là sự hấp dẫn của một tâm hồn mềm dịu cỏ hoa.
Bài thơ đầu tiên, ghi chú: đã in trên Đặc san Tổng hội sinh viên Sài Gòn – 1964, tròm trèm 45 năm.
xin lên tiếng với tôi

ngồi đây mà triết lý
thế chấp nhận hòa bình
ngồi đây mà ngủ kỹ
trước thực tế chiến chinh ?

ta nói cho ta biết
sự gục mặt đê hèn
đang sống như đang chết
đang ngụp giữa bùn đen

Đọc tiếp
Lên đầu trang