Khi chúng tôi đi khắp nơi tìm thú phiêu lưu, chúng tôi không phải kẻ thù của quý vị. Chúng tôi muốn hiến cho quý vị những địa hạt mênh mông và lạ lùng. (APOLLINAIRE)
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nước nôi nôi nước. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nước nôi nôi nước. Hiển thị tất cả bài đăng

Chính trị có phải là một từ bẩn thỉu?

Trịnh Sơn

Ông chú tôi mấy mươi năm chỉ chuyên chú vào chuyên môn nghề nghiệp, nhất định không chịu vào đảng. Gần về hưu, lên được chức phó, có lẽ vì sống lâu lên lão làng, hoặc như một cách đền ơn của thế hệ sau, bởi học trò ông hầu như lên trưởng, lên cao cả. Cứ nghĩ thuyền nhỏ thì sóng nhỏ, đợi mấy năm nữa yên ổn về vườn, ai dè bị gọi lên, bảo phải kết nạp đảng. Không vào đảng thì vào bếp nhặt rau cho vợ. Ông cương quyết: “Cả đời tôi phấn đấu không vào đảng, chẳng nhẽ cuối đời lại chui đầu vào”

Đọc tiếp

Kính chào nữ thần tự do

Trịnh Sơn

Buổi sáng em trở về
Lê tàn đêm dưới váy
Người qua đường hỏi em có mồ hôi không
Trên khô rát giấy bạc
Trên thịt da cuồng nộ
Trên tâm hồn quay xiết tiền ơi tiền tình ơi tình

Quán cóc ghế nhỏ vừa mông em ngồi
Ác miệng đời : - Sang như đĩ !
Mấy bông hoa mười giờ rủ cánh từ trưa qua ngó em buồn bã
- Buồn như đĩ !
Giá như có thể bán được nỗi buồn em sẽ giàu

Đọc tiếp

Nhồi sọ từ sách giáo khoa và tuyên truyền

Nguyễn Đình Bổn


Tôi từng có một thắc mắc, không hiểu vì sao những nhà văn phía bắc như Dương Thu Hương, Bảo Ninh, Hoàng Nhuận Cầm, Tạ Duy Anh, Ngô Tự Lập... lại có những lối nghĩ tôn sùng lãnh tụ một cách mù quáng, hay tin tưởng vào những chi tiết bịa đặt như "lính ngụy ăn thịt người" (trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh hay Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đều có chi tiết rùng rợn nhưng phi thực là "ngụy ăn thịt người" này).

Đọc tiếp

Chính Nam Cao chứ không phải ai khác đã đẻ ra Chí Phèo

Trịnh Sơn
(ảnh sưu tầm)
Thời gian gần đây, tôi tìm được một cách giải trí nhẹ nhàng và ít tốn kém, là: vào các trang web, blog lớn nhỏ để xem người ta chửi nhau. Ôi thôi, có muôn vàn cách chửi. Bằng học thuật lý luận (các bài phê bình, các bài viết dài), bằng lý lẽ thông thường và cả ngôn ngữ dung tục, thể hiện rõ nhất ở các comment. Anh A chửi rủa anh B, anh B chửi lại, thế là cả 2 rủ rê thêm anh C chị D cô E bác F vào. Cũng có những lời thật lòng, nghiêm túc, nhưng hiếm hoi lắm mới thấy. Hiển hiện trên từng câu từng chữ toàn là sự đố kỵ, ghen ghét, soi mói. Có thể cùng bình phẩm về 1 vấn đề, nhưng chỉ được một chốc thôi, người ta lại quay sang bới móc cá nhân nhau. Văn hóa đấy! Lòng người đấy

Đọc tiếp

Chuyến tàu S và thế hệ F

Trịnh Sơn

Chia tay đám bạn đồng hành hơn tuần lễ dọc biên giới Việt Trung, tôi lên chuyến tàu S ở Hà Nội. Toa tàu rỗng không. Có lẽ, tôi là hành khách đầu tiên bước lên. Mà không, tôi chỉ là kẻ đến sau. Hai ông bà lão lọ mọ bước vào. Họ đã đến trước, cất hành lý rồi rủ nhau xuống sân ga làm gì đó. Cụ ông khe khẽ mỉm cười. cụ bà móm mém hiền dịu giọng Bắc: Cháu về đâu? - Dạ, Sài Gòn. – Miền Nam đang vào mùa mưa hả? Vợ chồng già cũng vào Sài Gòn. Không đợi tôi nói gì thêm, bà lão tiếp tục: Lâu lắm rồi ông nhỉ. Dễ gần bốn mươi năm chứ ít gì. Mình mới lại vào Nam. Nhớ hồi đó, vừa giải phóng Sài Gòn xong. Nước chưa kịp yên. Tôi loay hoay kinh tế mới, còn ông lại xách ba lô đi biên giới Tây Nam. Nước mình sao mà khổ thế không biết…
Thì ra, ông bà cụ thuộc thế hệ “xẻ dọc Trường Sơn”. Mấy mươi năm mới lại trở vào Nam mong tìm thăm chốn cũ người xưa. Cụ ông hồ hởi như trai trẻ: Chẳng biết Sài Gòn còn đẹp như xưa không bà nhỉ? Xem truyền hình, thấy cầu Sài Gòn đã làm lại nguy nga lắm. Ngày xưa, tiểu đoàn tôi tiến vào Sài Gòn theo ngã ấy… Tâm hồn tôi đầy tràn mặc balô đã nhẹ tênh sau tuần lễ “thám hiểm” từng cột mốc biên giới phía Bắc. Cưỡi ngựa xem hoa, nhưng ít nhiều nét vẽ địa đầu chữ S đã in sâu vào não trạng chúng tôi hơn bất cứ hình ảnh minh họa đẹp đẽ nào từng biết qua sách giáo khoa, tài liệu tuyên truyền hay phim ảnh trước đó. Hôm đứng ở khe thác Bản Giốc, anh bạn tôi nổi nóng với một nhóm khách Tây Ta lẫn lộn khác. Chuyện là

Đọc tiếp

Làm đúng, sợ gì xuyên tạc, chống phá!

Baron Trịnh


1. Theo thống kê của VNNIC, An-nam có hơn 31 triệu người sử dụng internet.
Còn thống kê của Facebook cho thấy, mỗi ngày An-nam có 20 triệu lượt người dùng FB, trong đó khoảng 75% người dùng nằm trong độ tuổi 18-34.

2. Trong 2 năm trở lại đây, nhiều vấn đề xã hội đã được cộng đồng FB bạch hóa. Mặc dù vẫn có cả mặt tích cực và tiêu cực, nhưng đã gây được tiếng vang nhất định. Ví dụ vụ đề nghị bộ trưởng y tế từ chức, vụ con ruồi Tân Hiệp Phát, vụ lấn lấp sông Đồng Nai, vụ chặt cây xanh ở Hà Nội,... Kể các các vụ nho nhỏ cũng khiến những cá nhân, tổ chức phải dè chừng và xem lại mình, như vụ nghi vấn một tổ CSGT Hà Nội dùng taxi bẫy người đi đường để phạt lỗi lấn làn vừa mới xảy ra.
Điều quan trọng là qua các sự kiện này, rất nhiều FB-er đã không còn bàng quan hay sợ sệt nữa

Đọc tiếp

Đất sét hết vai

Trịnh Sơn

Tôi chưa hề có ý định quay trở lại nơi ấy. Xứ sở của cô đơn và viễn vông. Ngay cả cái khô cằn của đất cũng cô độc, cũng hư huyễn. Thậm chí, nỗi buồn của con người ta cũng cúi mặt xuống, cũng le lẻ văn vắt không ra niềm ra nỗi như những buồn thương ẩm ê mươn mướt trong các thiên tiểu thuyết kinh điển hoặc màn bạc nhoang nhoáng.


Nghĩ về nơi ấy, tôi như con cóc nghiến răng trên miệng vực tưởng tượng bầu trời dưới sâu hút lòng giếng. May mà, Hải đến kịp. Sau những giờ phút chỉn chu quân phục hàm tước, Hải luôn cũn cỡn đối diện với tôi. Chỉ một gói mỳ tôm với cốc nước lọc cũng đủ nuôi quá khứ nhỏm dậy. Xong, Hải đèo tôi ra rạp chiếu phim. Chiếc xe máy cà tàng biển đỏ vác một bóng người thênh thênh. Không vào phòng X đang sướt mướt tình cảm Liên Xô, chẳng vào phòng T chập cheng kiếm hiệp Tàu, bỏ luôn phòng M ì đùng siêu anh hùng Mỹ. Hải dắt tôi đến phòng Ng. Bộ phim Lò đào tạo quái vật vừa bắt đầu.

Đọc tiếp

Những ngày cuối cùng ở Việt Nam

Tri Sơ

Những ngày cuối cùng ở Việt Nam là phim tài liệu Mỹ, do Rory Kennedy viết kịch bản và đạo diễn, ra mắt tại liên hoan phim Sundance 2014, được đề cử phim tài liệu xuất sắc nhất ở Oscar 2015. Tháng 4.1975, hàng ngàn người Việt Nam trung thành phục vụ đường lối của Mỹ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa rơi vào nguy hiểm, bộ phim là biên niên sử về nỗ lực giải thoát họ và gia đình khỏi Việt Nam.



Đáng nhớ nhất trong phim Bí mật hé lộ (The Unknow Known) của Errol Morris là cảnh quay mang tính biểu tượng miêu tả quân nhân Mỹ đẩy nhiều trực thăng xuống biển trong cuộc di tản khỏi Sài Gòn năm 1975. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld nhún vai “bạn sẽ làm gì trong trường hợp ấy”, có vẻ còn chứa đựng rất nhiều ngạo mạn, tự lừa dối và ngụy biện.

Đọc tiếp

Thu hồi ĐẠI GIA

Trịnh Sơn

ĐẠI GIA bắt đầu với một cô gái điếm. Điếm cao cấp. Làm điếm, phải đẹp, phải hừng hực lửa tình ngon ngọt, phải khôn khéo chiều chuộng. Nhất là, phải tìm kiếm một sự điếm tinh vi hơn để phòng khi hữu sự mà đổi đời, mà thay thế sự điếm thân xác tạm bợ. Nhất là, cánh cửa quyền lực vật chất đang mở ra từ chốn phòng the nhục cảm. Nhà văn nhóm lên một bi kịch nửa vời để độc giả tự suy đoán về một sự kiện loạn luân: cô gái chuẩn bị làm điếm với chính cha đẻ của mình! Nốt ruồi son dưới huyệt đan điền như một dấu vết điểm xuyến lòng nhân văn, đạo đức và là lối thoát hiểm may mắn tức thời. Nhưng ở đời, đâu phải ai cũng có thể vẽ cho nhân vật của mình một nốt ruồi son như nhà văn? Đặc biệt, khi điếm đã trở thành một công nghệ giải trí siêu lợi nhuận, để người ta mua bán, đổi chác, áp-phe man rợ và đểu cáng. Đính kèm với điếm là camera, tống tiền, tống tình, chạy chọt, cò mồi, điều hướng kinh tế, chuyển giao quyền lực, …

Đọc tiếp

Ra biển nhớ Điếu Cày

Trịnh Sơn

Mùa nóng đang xâm chiếm miền Nam. Những cơn mưa cuối cùng không thể xoa dịu bức xạ và ô nhiễm xộc vào da thịt người ta. Tôi ra biển. Sáng chủ nhật, mấy trăm người lăn xả vào nước. Sóng yên bình, thỉnh thoảng quất lại một đợt cao vút trắng muốt. Mấy em chân dài nhí nhảnh lý lắc ngực mông tranh sắc với biển. Mấy chàng thanh niên khoe cơ bắp hồ hởi làm bổn phận đàn ông. Tự nhiên, tôi nhớ Điếu Cày. Người đàn ông từng một thời đầu quân cho cái gọi là Quân đội nhân dân Việt Nam, “thuộc về nhân dân là những gì người ta đã bỏ đi”, câu nói này tôi nghe anh nói ở góc đường Nguyễn Văn Cừ - quán Nguyệt Cầm. 

Làm lính không đặng dung thân, anh tự mình sống với ý chí đóng góp tài lực cho công cuộc đổi mới xã hội. Đổi mới thật sự chứ không phải giọng điệu hô hào đổi mới như của mấy cha đảng viên tha hóa, ngủ gật trong giờ hành chính và ký hợp đồng nhận phong bì nửa đêm về sáng ở nhà hàng sang trọng. Những ngày ấy, tôi có vài điểm chưa thỏa mãn với cách làm của anh – nhưng tuyệt đối tôn sùng cách nghĩ của anh: Dấn thân ! Con đường có thể mịt mù nhưng từng bước chân chúng ta đi phải ngay thẳng, đàng hoàng! 


Rồi, đùng một cái, anh bị bắt

Đọc tiếp

Về entry cuối cùng của Mẹ Nấm

Trần Vỗng Viên


"Qua 10 ngày và 9 đêm mất tự do, tôi tuyên bố mình bỏ cuộc". Một sự ra đi rất đỗi bàng hoàng, lòng người sóng động. Entry cuối cùng, Chị viết bằng tay trái hay tay phải, khi cả 2 lề trái và lề phải của con đường đất nước, người ta đã thi công đào đào lấp lấp liên tục đến chóng mặt

Đọc tiếp
Lên đầu trang