Khi chúng tôi đi khắp nơi tìm thú phiêu lưu, chúng tôi không phải kẻ thù của quý vị. Chúng tôi muốn hiến cho quý vị những địa hạt mênh mông và lạ lùng. (APOLLINAIRE)
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hậu hiện đại là cái quái gì. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hậu hiện đại là cái quái gì. Hiển thị tất cả bài đăng

Lá thư chủ nhật

Trịnh Sơn

Bạn khoan hỏi tôi, vì sao không phải là Lá thư thứ tám mà lại là Lá thư chủ nhật nhé. Đất nước chúng ta những ngày này ồn ã trong vắng lặng. Một nỗi sợ hãi bao trùm lên mọi sinh hoạt bình thường nhất của con người. Kẻ sai trái lầm lỗi thì sợ hãi bị trừng phạt đã đành, đằng này, người đứng về phía chân lý, lẽ phải cũng không ngừng khiếp sợ.
Nỗi sợ ấy, bạn có thể bắt gặp trên khuôn mặt của từng con người ta, khuôn mặt của mỗi đám đông, khuôn mặt của các con đường dẫn tới đại diện Trung Hoa ở Việt Nam và khuôn mặt của những bước chân đang nuốt lấy nó. Đặc biệt, hiển hiện rõ nét nhất trên khuôn mặt của các ngày Chủ nhật tháng Sáu vừa qua.
Nỗi sợ ấy, bắt đầu từ đâu?
Nhiều người sẽ lại nói với tôi về lịch sử con rồng cháu tiên đớn đau oai hùng, về cái giá của tự do và hòa bình, về những nghĩa trang dày đặc trên khắp lãnh thổ hình chữ S này, như người lính nào từng bày tỏ:
“Em hãy mang đến cho anh một con chim không biết hót
anh sẽ nuôi nó lớn bằng những hạt thóc tự do
để anh mang theo
và tập cho nó bắt đầu hót những bài ca mới dắt dìu sự tàn phế
đôi cánh chim phải mọc lông dài
những sợi lông làm ấm lại nhiều phương trời đã ẩm ướt
những sợi lông ca ngợi sự sống còn

ôi một ngày về thật buồn
em đến thăm anh
và đỡ cho anh nỗi căm hờn đã vỗ cứng trên vai”
(khi giải ngũ về - Hồ Minh Dũng)
Khúc bi ai này còn sống đến bây giờ, và sống mạnh mẽ trở lại trước nguy cơ chiến tranh gõ cửa căn nhà chúng ta đang ở một lần nữa, vì sao? Bởi, Thi sĩ đã không ôm súng, lên cò và nhắm thẳng vào trang giấy trắng mà bắn lấy điểm ảo. Thi sĩ chỉ gắng hết sức làm tròn bổn phận của một con người: Nhổ đi những sợi lông vô nghĩa mọc sai chỗ trên hình nộm con chim Lạc. Đau xót xóa tan sợ hãi. Mất mát giục giã niềm căm phẫn tự tâm.
(Tranh của Dima Dmitriev)

Đọc tiếp

Lá thư thứ bảy

Trịnh Sơn

Câu chuyện về 3 vị thần của Trang Tử:
Hỗn Độn là vị thần cai quản trung tâm vũ trụ, có 2 bạn thân là Thúc – thần của biển Nam và Hốt – thần của biển Bắc. Một hôm, Thúc và Hốt đến thăm Hỗn Độn, được Hỗn Độn tiếp đãi vô cùng nồng hậu. Hai vị thần biển Nam và biển Bắc bàn nhau cách trả ơn chủ nhà. Sau nhiều bàn cãi, họ đi đến kết luận: Ai cũng phải có 7 lỗ để nhìn, nghe, ăn và thở trong khi Hỗn Độn không có lỗ nào. Phải giúp Hỗn Độn có 7 cái lỗ quan trọng ấy. Sau một tuần, khi Thúc và Hốt khoét xong 7 cái lỗ, Hỗn Độn lăn ra chết.
Cái chết của Hỗn Độn có làm cho bạn suy tư không? Cuối tuần, chúng ta bắt đầu khoét nhau như thế.

Đọc tiếp

Lá thư thứ sáu

Trịnh Sơn

Rất xin lỗi vì đã bắt bạn chờ lá thư này quá lâu. Không phải chúng ta không thường xuyên liên lạc với nhau, mà, chúng ta đang dần cách xa nhau theo cái tinh thần Hậu Hiện đại mà bạn tiếp thu từ mớ tù mù dịch giảng nào đó. Và lấy nó làm ngọn nguồn cho những vấn đề hiện tại. Một trong vài câu hỏi tôi đặt ra ở lá thư trước, bạn đã không nhận ra. Tất nhiên, bạn không trả lời.
Hai sự ra đi của ông Hoàng Ngọc Hiến và ông Phạm Công Thiện không làm tôi dễ chịu lắm. Họ, ít nhất, còn đại diện được cho hai dòng ý thức không quá xa sỉ. Còn bạn, sau hai mươi năm chập chùng bòng bong, bạn vẫn cố công rao bán cái quá khứ của người ta. Cái quá khứ chưa bao giờ là của bạn. Hà cớ gì?
Câu hỏi tôi đặt ra, tàm tạm thế này: – Tại sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không kiêm luôn chức Tổng Bí thư cho tiện?

Đọc tiếp

Lá thư thứ năm

Trịnh Sơn

Khuyến cáo 2 nhà thơ không nên đọc bài này: 1) Inrasara 2) Bất cứ

Cảm ơn bạn vì sự thẳng thắn đã dành cho tôi. Những đường kẻ thẳng luôn luôn là con đường lý tưởng nhất cho mọi hành trình. Dù chúng ta không phải bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng cho những con đường thẳng, nhiều khi thành quả chỉ có thể có dưới bàn tay của một lần lười biếng sáng suốt như Pi-e mới để lại cho nước Nga một Sankt – Peterburg: “Cần thiết phải giải thích những quyền lợi của đất nước là gì, và làm cho dân chúng hiểu được những điều này”. Bạn quả quyết rằng tôi đang làm một công việc tương tự như việc của các nhà thủ cựu phản bác thơ mới, những năm 3,4 mươi thế kỷ trước. Có thể bạn đúng: “Rồi lịch sử sẽ phán xét chúng ta!”.
Nhiều lần, tôi được nghe Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nói với giới văn nghệ sĩ :
- Tại sao chúng ta phải chờ lịch sử phán xét? Lịch sử là cái quái gì mà được nhiều người lợi dụng làm cái khiên che đậy cho sự hèn nhát của mình trước hoàn cảnh thực tại mình đang sống ?
Nếu như chúng ta có quyền chờ đợi sự thưởng phạt từ một thế lực nào đó, thì cần thiết gì phải hô hào những cái gọi là “văn chương phản kháng”, “văn nghệ kháng cách”…? Khi nhóm Sinh Tử Lệnh treo biển hiệu trên cái mồm bạn, bạn làm thế nào? Tôi vô cùng thất vọng về cách bạn tự thích nghi với chế độ kiểm duyệt – không ai khác ngoài sự ích kỷ của bạn kiểm duyệt bạn. Búa liềm trong tay những kẻ yếu ớt càng làm họ thê thảm hơn. Sau khi tôi viết Lá thư thứ Tư, bạn hỏi:
- Kỳ trở về và Duy trở về, có khác nhau không?

Đọc tiếp

Lá thư thứ tư

Trịnh Sơn

Tôi cần cô đơn để chững chạc, nhưng, tôi ghét chững chạc cô đơn.

“Em trở về đây một lần nữa anh ạ, em đang ở đây, đang ngày ngày đi trên những con đường cũ bây giờ như đã được mở rộng ra hơn, kéo dài ra hơn, đang đêm đêm đi vòng quanh khu chợ sáng đèn, ngắm những tiệm tạp hóa hình như có vẻ huy hoàng hơn trước nhiều, và mỗi buổi sáng buổi chiều em lên xuống con dốc quen thuộc để đi ăn, giống như hồi còn đi học – em trở về đây một lần nữa, và em hiểu rằng đây sẽ là lần cuối cùng, bởi vì em nay đã hiểu được em, bởi vì em nay đã khôn lớn, đã trưởng thành, và em cũng đang buồn vì sự trưởng thành khôn lớn của em đây.”
(Hoàng Ngọc Biên – Thành phố dốc đồi – Tạp chí VĂN số 89, ra ngày 1/09/1969)
Tôi cố ý chép lại đoạn văn mà thuở ấu thơ mẹ tôi vẫn bắt tôi tập viết, tập đánh vần, hai mấy năm chứ ít gì – để tỏ rõ sự chán nản của tôi khi càng ngày càng nhận được nhiều câu hỏi hết sức ngớ ngẩn của bạn, ví dụ như

Đọc tiếp

Lá thư thứ ba

Trịnh Sơn

Không thể gật đầu với cách trả lời ỡm ờ của bạn được, bạn thân mến ạ. “Thơ phải đi vào lòng người”. Không chỉ thơ, mà tất cả các hình thức nghệ thuật khác, có món nào lại không muốn đi vào lòng người? Điều tôi muốn nghe ở bạn, nghệ thuật là món gì? Đi vào lòng người như thế nào? Lòng người là cái quái gì mà nghệ thuật phải đi vào?


Thi nhân Việt Nam của anh em nhà Hoài Thanh dẫn dắt cả một thế hệ cha ông chúng ta vào cõi tù mù, hết sức mơ hồ. Không vẽ nổi một cánh đồng cho thế hệ chúng ta hôm nay chạy rông chăn trâu thả diều. Ngăn ngăn ô ô sọc sọc vuông vuông. Những tác phẩm thơ mới của một thời và bi lụy kéo theo nó, bạn ngẫm lại mà xem, cái gì đang rả rích trong tâm hồn bạn hôm nay? Cái giá phải trả cho một con đường mòn quá đắt. Từ những ngày mài mòn ghế nhà trường, tất cả chúng ta phải cúi đầu nghe những ông giáo bà giáo tụng ca những áng văn chương tràng giang đại hải vượt quá tầm kiểm soát sự tưởng tượng của tuổi hoa niên non nớt

Đọc tiếp

Lá thư thứ hai

Trịnh Sơn


Bạn kính mến!
Trong khi tôi ngồi đọc thư trả lời của bạn, xung quanh chúng ta đang diễn ra rất nhiều biến cố, biến động về con người, xã hội, và không loại trừ cả vũ trụ cũng chạy đuổi với chính sự bao la của nó. Tâm thần tôi có vẻ yếu ớt hơn trước rất nhiều. Có thể do mưa kéo dài quá lâu ở thành phố chật chội này. Cũng có thể, do tôi đang lớn lên mà không tìm được một cái bóng biết thích nghi. Cả hai lý do đều bắt nguồn từ Mặt trời.
Còn bạn, bạn thế nào? Chắc rằng tâm hồn bạn đang rất băn khoăn về câu chuyện buồn cười tôi đặt ra: Nguyễn Du và Kiều, ai thông minh hơn?

Đọc tiếp

Lá thư thứ nhất

Trịnh Sơn

Một người bạn hỏi tôi : HẬU HIỆN ĐẠI LÀ CÁI QUÁI GÌ ?

Bạn thân mến!
Chúng ta nên bắt đầu từ Hiện Đại.
Tại sao chúng ta nên bắt đầu từ Hiện Đại mà không phải từ bất cứ thứ gì đã mệnh danh và tuyên ngôn rùm beng bấy lâu nay?
(Ảnh: Đường Linh)
Thứ nhất, Hiện Đại là một từ vô nghĩa với thời gian. Anh không thể đứng tại chỗ này hôm nay để khẳng định rằng mình là người tới trước ai đó. Tổ tiên anh không hiện đại bằng anh ư? Vì họ không thể đến Hà Nội ngàn năm khi chưa có điện và internet? Khi này, vấn đề chuyển sang một hướng khác: Hiện Đại là một đơn vị tính. Lại cần có thêm những Hệ Quy chiếu cho những trường hợp cụ thể tương ứng. Ví dụ: Kg dùng đo Khối lượng, A đo Cường độ dòng điện… Ngay cả trong một Hệ quy chiếu nhất định, một thứ đơn vị cũng có thể biến đổi theo từng phép tính của người vận hành nó. Ví dụ: 1Kg của người bán thường ít so với 1Kg trong suy nghĩ của người mua, hay, 1 miếng khi đói bằng 1 gói khi no… Một thế giới phức tạp là một thế giới sử dụng nhiều Hệ quy chiếu cùng lúc. Thực tế, thế giới chỉ có con người – là thế giới phức tạp ít nhất. Vì sao như vậy? Vì, con người, ít nhất đã xác lập được một thứ đơn vị có thể quy đổi qua không gian, thời gian – là Ngôn ngữ. Giả sử, chúng ta hiểu được loài kiến nói gì, thì cuộc sống này sẽ thế nào? Trong khi đó, chưa chắc chúng ta là loài khôn ngoan nhất – trong suy nghĩ loài kiến. Với kiến, loài khôn ngoan nhất, có thể là loài cỏ cây. Nếu chịu khó suy tư nhiều hơn chút xíu thôi, Ngô Bảo Châu sẽ biết rằng ông ta được sinh ra đồng thời với chỉ số IQ ông ta có. Mà, chỉ số IQ là gì? Chỉ là một khái niệm của một nhóm người đặt ra.
Kết thúc lý do thứ nhất, là câu chuyện buồn cười: Nguyễn Du và Kiều, ai thông minh hơn?

Đọc tiếp
Lên đầu trang