Khi chúng tôi đi khắp nơi tìm thú phiêu lưu, chúng tôi không phải kẻ thù của quý vị. Chúng tôi muốn hiến cho quý vị những địa hạt mênh mông và lạ lùng. (APOLLINAIRE)
Hiển thị các bài đăng có nhãn TÙY LUẬN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TÙY LUẬN. Hiển thị tất cả bài đăng

Cô Mặc Sầu - Một chuyến đi xa

Trịnh Sơn

Cô Mặc Sầu sử dụng lối trần thuật mộc, cốt truyện mở dần ra, càng lúc càng rộng, càng sâu theo hành trình của những bản báo án và của chàng sinh viên tên Khoa đi làm khóa luận. Diễn biến vụ án leo thang, dẫn dắt nhân vật và độc giả khám phá vùng đất Cô Mặc Sầu. Ở đó, cảnh vật và con người, hiện thực và truyền thống, vẻ đẹp hoang sơ và hiện thực trần trụi như “nhảy bổ” vào nhau. Nhảy bổ chứ không phải hòa quyện. Lạ lùng thay, mỗi cú nhảy tạo ra một sự trùng khít như hai bên sinh ra để dành cho nhau không hề khiên cưỡng. Nguyễn Đình Tú chối từ cách diễn đạt phức tạp hóa vốn rất điêu luyện qua nhiều tác phẩm trước. Ở Cô Mặc Sầu, Nguyễn Đình Tú chọn cho mình vị trí một nhà văn chứ không phải Sherlock Holmes.

Đọc tiếp

Đứa con rơi của Hoài Thanh

Trịnh Sơn

Phải nói rằng: Nàng rất đẹp. Đẹp rực rỡ. Nhất là đôi mắt to tròn hun hút muốn thâu tóm cả thế giới về phía mình. Và làn da, trắng như tuyết. Cứ ngỡ nàng vừa chui ra từ cái vú một con bò sữa sau một thời gian ấp ủ đủ mệt. 

(tranh sưu tầm)

Nhưng, điều làm tôi chú ý tới nàng, đầu tiên, lại không phải là đôi mắt xoáy ốc với nước da quý phái nàng có. Mà là một thứ khác.

Đó là một buổi tối thứ bảy. Phòng karaoke ồn ào thanh âm của rượu và đám đông. Một con bé nhợt nhạt ngấm men đến bên tôi:

- Anh ơi! Hát đi. Ôm em đi. Chơi đi. Đêm nay, còn dài lắm.

Con bé xỉn mất rồi. Tôi chưa biết phải làm sao với nó, thì nàng tới, bằng giọng nói.

- Đi vào phòng trong ngủ đi. Đêm không dài lắm đâu. Ngày mai mới dài.

Đọc tiếp

Có một thế hệ Không biết đâu mà lần

Trịnh Sơn

Không biết đâu mà lần mang đậm dấu ấn của một tự truyện hơn là một câu chuyện hư cấu. Tự truyện của một thầy giáo mới ra trường, từ đồng ruộng chiêm trũng xứ Bắc, học trường đại học hiu hắt miền Trung, “nhảy dù” vào phương Nam đầy ảo tưởng. 

Tự truyện không của riêng một thầy giáo trẻ. Không biết đâu mà lần nâng nhân vật của mình lên thành đại diện, thành thế hệ và tâm thế thời đại. Người đi trước ôn lại mình. Kẻ đến sau tìm thấy mình. Có những chi tiết, hoàn cảnh, nhân vật khiến người đọc cảm tưởng mình là cánh diều no gió, cố bứt khỏi bàn tay tác giả đang cầm giữ dòng suy tưởng miên man. Thi thoảng, người đọc lại thấy chính mình đang hớt hải trong lo âu và háo hức cầm cuộn dây mà chạy, mà tung hê, mà lèo lái cho câu chuyện bay lên. Ít nhiều, Không biết đâu mà lần tạo ra một cuộc bập bênh đa chiều. Nhân vật Anh nảy mầm trong tác giả và chính Anh bao bọc tác giả, làm một khối cầu giữ thanh bập bênh không văng vòng lăn của mình. Từ môi trường giáo dục đầy hoa thơm cỏ dại cho đến khu tập thể ong ve rồi nhà trọ lên cơn rồi đi đâu đó chẳng định danh được. Từ kỷ niệm thơm thảo gia đình và giảng đường chảy qua bao mánh to khóe nhỏ dại dài khôn vặt, ghé gẩm chỗ này nơi kia, khi thì bến tình gia đình, thầy trò, bạn bè, đồng nghiệp trong sáng, chân thành, lúc tạt vào bờ bãi đầy ganh đua, bon chen, ích kỷ. Từ lý tưởng cao đẹp của một bậc trồng người, thăng qua nỗ lực mãnh liệt và đôi khi cứng nhắc, giáng xuống sự đưa đẩy vốn dĩ, rồi buông xuôi, kỳ thị phẩm chất tử tế của người khác và kỳ thị chính cả bản thân…

Đọc tiếp

Chính trị có phải là một từ bẩn thỉu?

Trịnh Sơn

Ông chú tôi mấy mươi năm chỉ chuyên chú vào chuyên môn nghề nghiệp, nhất định không chịu vào đảng. Gần về hưu, lên được chức phó, có lẽ vì sống lâu lên lão làng, hoặc như một cách đền ơn của thế hệ sau, bởi học trò ông hầu như lên trưởng, lên cao cả. Cứ nghĩ thuyền nhỏ thì sóng nhỏ, đợi mấy năm nữa yên ổn về vườn, ai dè bị gọi lên, bảo phải kết nạp đảng. Không vào đảng thì vào bếp nhặt rau cho vợ. Ông cương quyết: “Cả đời tôi phấn đấu không vào đảng, chẳng nhẽ cuối đời lại chui đầu vào”

Đọc tiếp

Kẻ thù ở đâu

Trịnh Sơn

(về cuốn sách Catalonia – Tình yêu của tôi của George Orwell, 
do dịch giả Phạm Nguyên Trường chuyển ngữ)


“Kẻ thù ở đâu?

Benjamin vung tay thành một vòng tròn. “Đằng kia kìa”. (Benjamin nói bằng tiếng Anh, nghe như đấm vào tai)
Nhưng ở đâu?”


Đây là một đoạn trích rất nhỏ trong cuốn sách Homage to Catalonia của George Orwell do dịch giả Phạm Nguyên Trường chuyển ngữ với tiêu đề Catalonia – Tình yêu của tôi. Một đoạn nhỏ, nhưng ý nghĩa của nó không nhỏ, lặp đi lặp lại và bao trùm toàn bộ tác phẩm. Bao trùm toàn bộ cuộc nội chiến đẫm máu của những chiến sĩ cách mạng chống phát xít trong những năm 1936 – 1937 ở Catalonia, Tây Ban Nha.

Bao trùm không khí cách mạng đặc trưng bởi hai màu đỏ và đen, hứa hẹn một xã hội “bình đẳng và tự do”, nơi tất cả mọi người, không phân biệt sang, hèn, lớn, nhỏ bắt tay nhau thật chặt, gọi nhau bằng danh xưng “đồng chí”

Đọc tiếp

Chuyến tàu S và thế hệ F

Trịnh Sơn

Chia tay đám bạn đồng hành hơn tuần lễ dọc biên giới Việt Trung, tôi lên chuyến tàu S ở Hà Nội. Toa tàu rỗng không. Có lẽ, tôi là hành khách đầu tiên bước lên. Mà không, tôi chỉ là kẻ đến sau. Hai ông bà lão lọ mọ bước vào. Họ đã đến trước, cất hành lý rồi rủ nhau xuống sân ga làm gì đó. Cụ ông khe khẽ mỉm cười. cụ bà móm mém hiền dịu giọng Bắc: Cháu về đâu? - Dạ, Sài Gòn. – Miền Nam đang vào mùa mưa hả? Vợ chồng già cũng vào Sài Gòn. Không đợi tôi nói gì thêm, bà lão tiếp tục: Lâu lắm rồi ông nhỉ. Dễ gần bốn mươi năm chứ ít gì. Mình mới lại vào Nam. Nhớ hồi đó, vừa giải phóng Sài Gòn xong. Nước chưa kịp yên. Tôi loay hoay kinh tế mới, còn ông lại xách ba lô đi biên giới Tây Nam. Nước mình sao mà khổ thế không biết…
Thì ra, ông bà cụ thuộc thế hệ “xẻ dọc Trường Sơn”. Mấy mươi năm mới lại trở vào Nam mong tìm thăm chốn cũ người xưa. Cụ ông hồ hởi như trai trẻ: Chẳng biết Sài Gòn còn đẹp như xưa không bà nhỉ? Xem truyền hình, thấy cầu Sài Gòn đã làm lại nguy nga lắm. Ngày xưa, tiểu đoàn tôi tiến vào Sài Gòn theo ngã ấy… Tâm hồn tôi đầy tràn mặc balô đã nhẹ tênh sau tuần lễ “thám hiểm” từng cột mốc biên giới phía Bắc. Cưỡi ngựa xem hoa, nhưng ít nhiều nét vẽ địa đầu chữ S đã in sâu vào não trạng chúng tôi hơn bất cứ hình ảnh minh họa đẹp đẽ nào từng biết qua sách giáo khoa, tài liệu tuyên truyền hay phim ảnh trước đó. Hôm đứng ở khe thác Bản Giốc, anh bạn tôi nổi nóng với một nhóm khách Tây Ta lẫn lộn khác. Chuyện là

Đọc tiếp

Một người


Trịnh Sơn 
Tranh của Salvador Dali
Tôi bắt gặp tôi loạng choạng giữa phố. Cái nón lưỡi trai sùm sụp che mất vầng trán, chỉ để loe hoe đuôi tóc bạc xơn xởn. Chưa bao giờ tôi chải đầu, từ năm 20 tuổi. Một niềm tin nào đó vào sự dị hợm của thói lười biếng hoặc cẩu thả mà tôi phát hiện ở hắn – một gã tâm thần thời cuộc. Không dưng tôi gọi hắn bằng danh ngữ đẹp đẽ ấy. Lần nào gặp nhau, câu mở đầu của hắn cũng là : Hôm nay, có gì mới không ? Và, câu kết thúc : Không biết ngày mai có gì mới không ? Mới với hầu hết thế gian này, là một tính từ. Tôi biết, với hắn, Mới là một động từ. Trong con người luôn tự hắt hủi bản thân mình đến mức rồ dại như hắn, mọi tư tưởng tốt đẹp nhất đều trở thành hành vi đồi bại. Có lần, hắn chất vấn tôi :
Hắn : – Nếu vô cớ tao chửi vào mặt mày bằng những lời tục tĩu nhất thì sao ?

Đọc tiếp

Thứ sáu

Trịnh Sơn

Vào giáo đường, thấy người người đeo khăn trắng u sầu, có người còn mắt đỏ hoe, sụt sùi...
Tôi hỏi: Đám tang ai thế nhỉ?

Đọc tiếp

Thu hồi ĐẠI GIA

Trịnh Sơn

ĐẠI GIA bắt đầu với một cô gái điếm. Điếm cao cấp. Làm điếm, phải đẹp, phải hừng hực lửa tình ngon ngọt, phải khôn khéo chiều chuộng. Nhất là, phải tìm kiếm một sự điếm tinh vi hơn để phòng khi hữu sự mà đổi đời, mà thay thế sự điếm thân xác tạm bợ. Nhất là, cánh cửa quyền lực vật chất đang mở ra từ chốn phòng the nhục cảm. Nhà văn nhóm lên một bi kịch nửa vời để độc giả tự suy đoán về một sự kiện loạn luân: cô gái chuẩn bị làm điếm với chính cha đẻ của mình! Nốt ruồi son dưới huyệt đan điền như một dấu vết điểm xuyến lòng nhân văn, đạo đức và là lối thoát hiểm may mắn tức thời. Nhưng ở đời, đâu phải ai cũng có thể vẽ cho nhân vật của mình một nốt ruồi son như nhà văn? Đặc biệt, khi điếm đã trở thành một công nghệ giải trí siêu lợi nhuận, để người ta mua bán, đổi chác, áp-phe man rợ và đểu cáng. Đính kèm với điếm là camera, tống tiền, tống tình, chạy chọt, cò mồi, điều hướng kinh tế, chuyển giao quyền lực, …

Đọc tiếp

Dắt bóng người bước gầy cơn hoa mỹ

Trịnh Sơn


Sau nhiều năm lặng lẽ đọc, say sưa ngắm nhìn và tỉ mỉ làm phép so sánh, tôi tìm được một điểm chung duy duy nhất trên gương mặt văn chương của hai ông: Nhà văn VŨ BẰNG và Thi sĩ NGUYỄN QUANG THIỀU, là rực rỡ nỗi hoài nghi không ngừng tự xâm chiếm vào trong bản thân họ và kích thích một trường lực cân bằng động – hướng mũi tên tâm cảm của mình nhắm thẳng hồng tâm thế giới bên ngoài. Hoài nghi là một trạng thái hay chỉ giản đơn tích tắc một gam màu sắc trên chân dung của một tượng hình ý chí ? Nỗi hoài nghi có cân đo đong đếm được theo một hệ quy chiếu nhất định nào đó ? Ở 2 con-người-sáng-tạo này, dù sống cách nhau mấy chục năm ở 2 thời kỳ lịch sử hoàn toàn khác nhau, trong 2 khối không gian mà sự hít thở trái ngược nhau, nhưng đã lấp lánh một giao thoa của tích hợp xung-cảm gần như trọn vẹn. Dưới lăng kính của một người đọc, tôi trình bày họ theo cách của tôi. Hoài nghi của VŨ BẰNG tuần hoàn đường sin với biên độ là tứ chiếng sự sống, còn, Hoài nghi của NGUYỄN QUANG THIỀU đơn côi cánh én vút lên vụt xuống trên con sóng chữ. Nếu ánh mắt mở ra từ Bốn mươi năm nói láo khắc khoải đến ngoa ngoắt nghiệp “hót váng lên chơi” thì ánh mắt dán lên Sự mất ngủ của lửa vành vạnh cơn đen trắng cục mịch buốt đêm người. Nếu vầng trán của Ngôi nhà 17 tuổi mềm dịu nét bồi đắp phù sa mới thì chúng ta lại dễ nhận ra nhiều vết cứa sâu hoắm suy tư trên vầng trán Những kẻ gieo gió

Đọc tiếp

Ra biển nhớ Điếu Cày

Trịnh Sơn

Mùa nóng đang xâm chiếm miền Nam. Những cơn mưa cuối cùng không thể xoa dịu bức xạ và ô nhiễm xộc vào da thịt người ta. Tôi ra biển. Sáng chủ nhật, mấy trăm người lăn xả vào nước. Sóng yên bình, thỉnh thoảng quất lại một đợt cao vút trắng muốt. Mấy em chân dài nhí nhảnh lý lắc ngực mông tranh sắc với biển. Mấy chàng thanh niên khoe cơ bắp hồ hởi làm bổn phận đàn ông. Tự nhiên, tôi nhớ Điếu Cày. Người đàn ông từng một thời đầu quân cho cái gọi là Quân đội nhân dân Việt Nam, “thuộc về nhân dân là những gì người ta đã bỏ đi”, câu nói này tôi nghe anh nói ở góc đường Nguyễn Văn Cừ - quán Nguyệt Cầm. 

Làm lính không đặng dung thân, anh tự mình sống với ý chí đóng góp tài lực cho công cuộc đổi mới xã hội. Đổi mới thật sự chứ không phải giọng điệu hô hào đổi mới như của mấy cha đảng viên tha hóa, ngủ gật trong giờ hành chính và ký hợp đồng nhận phong bì nửa đêm về sáng ở nhà hàng sang trọng. Những ngày ấy, tôi có vài điểm chưa thỏa mãn với cách làm của anh – nhưng tuyệt đối tôn sùng cách nghĩ của anh: Dấn thân ! Con đường có thể mịt mù nhưng từng bước chân chúng ta đi phải ngay thẳng, đàng hoàng! 


Rồi, đùng một cái, anh bị bắt

Đọc tiếp

Lá thư chủ nhật

Trịnh Sơn

Bạn khoan hỏi tôi, vì sao không phải là Lá thư thứ tám mà lại là Lá thư chủ nhật nhé. Đất nước chúng ta những ngày này ồn ã trong vắng lặng. Một nỗi sợ hãi bao trùm lên mọi sinh hoạt bình thường nhất của con người. Kẻ sai trái lầm lỗi thì sợ hãi bị trừng phạt đã đành, đằng này, người đứng về phía chân lý, lẽ phải cũng không ngừng khiếp sợ.
Nỗi sợ ấy, bạn có thể bắt gặp trên khuôn mặt của từng con người ta, khuôn mặt của mỗi đám đông, khuôn mặt của các con đường dẫn tới đại diện Trung Hoa ở Việt Nam và khuôn mặt của những bước chân đang nuốt lấy nó. Đặc biệt, hiển hiện rõ nét nhất trên khuôn mặt của các ngày Chủ nhật tháng Sáu vừa qua.
Nỗi sợ ấy, bắt đầu từ đâu?
Nhiều người sẽ lại nói với tôi về lịch sử con rồng cháu tiên đớn đau oai hùng, về cái giá của tự do và hòa bình, về những nghĩa trang dày đặc trên khắp lãnh thổ hình chữ S này, như người lính nào từng bày tỏ:
“Em hãy mang đến cho anh một con chim không biết hót
anh sẽ nuôi nó lớn bằng những hạt thóc tự do
để anh mang theo
và tập cho nó bắt đầu hót những bài ca mới dắt dìu sự tàn phế
đôi cánh chim phải mọc lông dài
những sợi lông làm ấm lại nhiều phương trời đã ẩm ướt
những sợi lông ca ngợi sự sống còn

ôi một ngày về thật buồn
em đến thăm anh
và đỡ cho anh nỗi căm hờn đã vỗ cứng trên vai”
(khi giải ngũ về - Hồ Minh Dũng)
Khúc bi ai này còn sống đến bây giờ, và sống mạnh mẽ trở lại trước nguy cơ chiến tranh gõ cửa căn nhà chúng ta đang ở một lần nữa, vì sao? Bởi, Thi sĩ đã không ôm súng, lên cò và nhắm thẳng vào trang giấy trắng mà bắn lấy điểm ảo. Thi sĩ chỉ gắng hết sức làm tròn bổn phận của một con người: Nhổ đi những sợi lông vô nghĩa mọc sai chỗ trên hình nộm con chim Lạc. Đau xót xóa tan sợ hãi. Mất mát giục giã niềm căm phẫn tự tâm.
(Tranh của Dima Dmitriev)

Đọc tiếp

Lá thư thứ bảy

Trịnh Sơn

Câu chuyện về 3 vị thần của Trang Tử:
Hỗn Độn là vị thần cai quản trung tâm vũ trụ, có 2 bạn thân là Thúc – thần của biển Nam và Hốt – thần của biển Bắc. Một hôm, Thúc và Hốt đến thăm Hỗn Độn, được Hỗn Độn tiếp đãi vô cùng nồng hậu. Hai vị thần biển Nam và biển Bắc bàn nhau cách trả ơn chủ nhà. Sau nhiều bàn cãi, họ đi đến kết luận: Ai cũng phải có 7 lỗ để nhìn, nghe, ăn và thở trong khi Hỗn Độn không có lỗ nào. Phải giúp Hỗn Độn có 7 cái lỗ quan trọng ấy. Sau một tuần, khi Thúc và Hốt khoét xong 7 cái lỗ, Hỗn Độn lăn ra chết.
Cái chết của Hỗn Độn có làm cho bạn suy tư không? Cuối tuần, chúng ta bắt đầu khoét nhau như thế.

Đọc tiếp

Lá thư thứ sáu

Trịnh Sơn

Rất xin lỗi vì đã bắt bạn chờ lá thư này quá lâu. Không phải chúng ta không thường xuyên liên lạc với nhau, mà, chúng ta đang dần cách xa nhau theo cái tinh thần Hậu Hiện đại mà bạn tiếp thu từ mớ tù mù dịch giảng nào đó. Và lấy nó làm ngọn nguồn cho những vấn đề hiện tại. Một trong vài câu hỏi tôi đặt ra ở lá thư trước, bạn đã không nhận ra. Tất nhiên, bạn không trả lời.
Hai sự ra đi của ông Hoàng Ngọc Hiến và ông Phạm Công Thiện không làm tôi dễ chịu lắm. Họ, ít nhất, còn đại diện được cho hai dòng ý thức không quá xa sỉ. Còn bạn, sau hai mươi năm chập chùng bòng bong, bạn vẫn cố công rao bán cái quá khứ của người ta. Cái quá khứ chưa bao giờ là của bạn. Hà cớ gì?
Câu hỏi tôi đặt ra, tàm tạm thế này: – Tại sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không kiêm luôn chức Tổng Bí thư cho tiện?

Đọc tiếp

Lá thư thứ năm

Trịnh Sơn

Khuyến cáo 2 nhà thơ không nên đọc bài này: 1) Inrasara 2) Bất cứ

Cảm ơn bạn vì sự thẳng thắn đã dành cho tôi. Những đường kẻ thẳng luôn luôn là con đường lý tưởng nhất cho mọi hành trình. Dù chúng ta không phải bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng cho những con đường thẳng, nhiều khi thành quả chỉ có thể có dưới bàn tay của một lần lười biếng sáng suốt như Pi-e mới để lại cho nước Nga một Sankt – Peterburg: “Cần thiết phải giải thích những quyền lợi của đất nước là gì, và làm cho dân chúng hiểu được những điều này”. Bạn quả quyết rằng tôi đang làm một công việc tương tự như việc của các nhà thủ cựu phản bác thơ mới, những năm 3,4 mươi thế kỷ trước. Có thể bạn đúng: “Rồi lịch sử sẽ phán xét chúng ta!”.
Nhiều lần, tôi được nghe Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nói với giới văn nghệ sĩ :
- Tại sao chúng ta phải chờ lịch sử phán xét? Lịch sử là cái quái gì mà được nhiều người lợi dụng làm cái khiên che đậy cho sự hèn nhát của mình trước hoàn cảnh thực tại mình đang sống ?
Nếu như chúng ta có quyền chờ đợi sự thưởng phạt từ một thế lực nào đó, thì cần thiết gì phải hô hào những cái gọi là “văn chương phản kháng”, “văn nghệ kháng cách”…? Khi nhóm Sinh Tử Lệnh treo biển hiệu trên cái mồm bạn, bạn làm thế nào? Tôi vô cùng thất vọng về cách bạn tự thích nghi với chế độ kiểm duyệt – không ai khác ngoài sự ích kỷ của bạn kiểm duyệt bạn. Búa liềm trong tay những kẻ yếu ớt càng làm họ thê thảm hơn. Sau khi tôi viết Lá thư thứ Tư, bạn hỏi:
- Kỳ trở về và Duy trở về, có khác nhau không?

Đọc tiếp

Lá thư thứ tư

Trịnh Sơn

Tôi cần cô đơn để chững chạc, nhưng, tôi ghét chững chạc cô đơn.

“Em trở về đây một lần nữa anh ạ, em đang ở đây, đang ngày ngày đi trên những con đường cũ bây giờ như đã được mở rộng ra hơn, kéo dài ra hơn, đang đêm đêm đi vòng quanh khu chợ sáng đèn, ngắm những tiệm tạp hóa hình như có vẻ huy hoàng hơn trước nhiều, và mỗi buổi sáng buổi chiều em lên xuống con dốc quen thuộc để đi ăn, giống như hồi còn đi học – em trở về đây một lần nữa, và em hiểu rằng đây sẽ là lần cuối cùng, bởi vì em nay đã hiểu được em, bởi vì em nay đã khôn lớn, đã trưởng thành, và em cũng đang buồn vì sự trưởng thành khôn lớn của em đây.”
(Hoàng Ngọc Biên – Thành phố dốc đồi – Tạp chí VĂN số 89, ra ngày 1/09/1969)
Tôi cố ý chép lại đoạn văn mà thuở ấu thơ mẹ tôi vẫn bắt tôi tập viết, tập đánh vần, hai mấy năm chứ ít gì – để tỏ rõ sự chán nản của tôi khi càng ngày càng nhận được nhiều câu hỏi hết sức ngớ ngẩn của bạn, ví dụ như

Đọc tiếp

Lá thư thứ ba

Trịnh Sơn

Không thể gật đầu với cách trả lời ỡm ờ của bạn được, bạn thân mến ạ. “Thơ phải đi vào lòng người”. Không chỉ thơ, mà tất cả các hình thức nghệ thuật khác, có món nào lại không muốn đi vào lòng người? Điều tôi muốn nghe ở bạn, nghệ thuật là món gì? Đi vào lòng người như thế nào? Lòng người là cái quái gì mà nghệ thuật phải đi vào?


Thi nhân Việt Nam của anh em nhà Hoài Thanh dẫn dắt cả một thế hệ cha ông chúng ta vào cõi tù mù, hết sức mơ hồ. Không vẽ nổi một cánh đồng cho thế hệ chúng ta hôm nay chạy rông chăn trâu thả diều. Ngăn ngăn ô ô sọc sọc vuông vuông. Những tác phẩm thơ mới của một thời và bi lụy kéo theo nó, bạn ngẫm lại mà xem, cái gì đang rả rích trong tâm hồn bạn hôm nay? Cái giá phải trả cho một con đường mòn quá đắt. Từ những ngày mài mòn ghế nhà trường, tất cả chúng ta phải cúi đầu nghe những ông giáo bà giáo tụng ca những áng văn chương tràng giang đại hải vượt quá tầm kiểm soát sự tưởng tượng của tuổi hoa niên non nớt

Đọc tiếp

Lá thư thứ hai

Trịnh Sơn


Bạn kính mến!
Trong khi tôi ngồi đọc thư trả lời của bạn, xung quanh chúng ta đang diễn ra rất nhiều biến cố, biến động về con người, xã hội, và không loại trừ cả vũ trụ cũng chạy đuổi với chính sự bao la của nó. Tâm thần tôi có vẻ yếu ớt hơn trước rất nhiều. Có thể do mưa kéo dài quá lâu ở thành phố chật chội này. Cũng có thể, do tôi đang lớn lên mà không tìm được một cái bóng biết thích nghi. Cả hai lý do đều bắt nguồn từ Mặt trời.
Còn bạn, bạn thế nào? Chắc rằng tâm hồn bạn đang rất băn khoăn về câu chuyện buồn cười tôi đặt ra: Nguyễn Du và Kiều, ai thông minh hơn?

Đọc tiếp

Lá thư thứ nhất

Trịnh Sơn

Một người bạn hỏi tôi : HẬU HIỆN ĐẠI LÀ CÁI QUÁI GÌ ?

Bạn thân mến!
Chúng ta nên bắt đầu từ Hiện Đại.
Tại sao chúng ta nên bắt đầu từ Hiện Đại mà không phải từ bất cứ thứ gì đã mệnh danh và tuyên ngôn rùm beng bấy lâu nay?
(Ảnh: Đường Linh)
Thứ nhất, Hiện Đại là một từ vô nghĩa với thời gian. Anh không thể đứng tại chỗ này hôm nay để khẳng định rằng mình là người tới trước ai đó. Tổ tiên anh không hiện đại bằng anh ư? Vì họ không thể đến Hà Nội ngàn năm khi chưa có điện và internet? Khi này, vấn đề chuyển sang một hướng khác: Hiện Đại là một đơn vị tính. Lại cần có thêm những Hệ Quy chiếu cho những trường hợp cụ thể tương ứng. Ví dụ: Kg dùng đo Khối lượng, A đo Cường độ dòng điện… Ngay cả trong một Hệ quy chiếu nhất định, một thứ đơn vị cũng có thể biến đổi theo từng phép tính của người vận hành nó. Ví dụ: 1Kg của người bán thường ít so với 1Kg trong suy nghĩ của người mua, hay, 1 miếng khi đói bằng 1 gói khi no… Một thế giới phức tạp là một thế giới sử dụng nhiều Hệ quy chiếu cùng lúc. Thực tế, thế giới chỉ có con người – là thế giới phức tạp ít nhất. Vì sao như vậy? Vì, con người, ít nhất đã xác lập được một thứ đơn vị có thể quy đổi qua không gian, thời gian – là Ngôn ngữ. Giả sử, chúng ta hiểu được loài kiến nói gì, thì cuộc sống này sẽ thế nào? Trong khi đó, chưa chắc chúng ta là loài khôn ngoan nhất – trong suy nghĩ loài kiến. Với kiến, loài khôn ngoan nhất, có thể là loài cỏ cây. Nếu chịu khó suy tư nhiều hơn chút xíu thôi, Ngô Bảo Châu sẽ biết rằng ông ta được sinh ra đồng thời với chỉ số IQ ông ta có. Mà, chỉ số IQ là gì? Chỉ là một khái niệm của một nhóm người đặt ra.
Kết thúc lý do thứ nhất, là câu chuyện buồn cười: Nguyễn Du và Kiều, ai thông minh hơn?

Đọc tiếp

HOÀNG QUÝ Không thèm giả trang


Trịnh Sơn

            Halloween là một ngày hội của Phương Tây, người ta hóa trang cho thật quái dị, cốt làm sao để không ai nhận ra mình. Trong đêm diễn ma quỷ thánh thần ấy, người ta lại mày mò tìm dấu vết nhau, bằng mùi mồ hôi, bằng cách nhận biết các thói quen, bằng những điệu nhảy đặc biệt.
Cũng hay! Một năm, cũng cần một lần bóc lớp vỏ cũ, thay bằng cái kén mới. Sáng hôm sau, lại trở về với hình hài con người. Ồ, hôm qua tôi là ai em có biết không? Hôm qua, anh có nhận ra cái răng nhọn hoắt trên cái miệng rộng nhồm nhoàm của gã đó không?


Đêm Halloween năm nay, tôi được tham dự một bữa tiệc người ở Vũng Tàu. Thường nhật, người ta cởi áo cởi quần chán, bikini chán, trần trụi chán. Có được một đêm bỗng dưng biến mất ai lại không thích. Nhưng, tôi lại được một phen thất vọng đầy

Đọc tiếp
Lên đầu trang