Khi chúng tôi đi khắp nơi tìm thú phiêu lưu, chúng tôi không phải kẻ thù của quý vị. Chúng tôi muốn hiến cho quý vị những địa hạt mênh mông và lạ lùng. (APOLLINAIRE)
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nước nôi nôi nước. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nước nôi nôi nước. Hiển thị tất cả bài đăng

Những ngày cuối cùng ở Việt Nam

Tri Sơ

Những ngày cuối cùng ở Việt Nam là phim tài liệu Mỹ, do Rory Kennedy viết kịch bản và đạo diễn, ra mắt tại liên hoan phim Sundance 2014, được đề cử phim tài liệu xuất sắc nhất ở Oscar 2015. Tháng 4.1975, hàng ngàn người Việt Nam trung thành phục vụ đường lối của Mỹ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa rơi vào nguy hiểm, bộ phim là biên niên sử về nỗ lực giải thoát họ và gia đình khỏi Việt Nam.



Đáng nhớ nhất trong phim Bí mật hé lộ (The Unknow Known) của Errol Morris là cảnh quay mang tính biểu tượng miêu tả quân nhân Mỹ đẩy nhiều trực thăng xuống biển trong cuộc di tản khỏi Sài Gòn năm 1975. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld nhún vai “bạn sẽ làm gì trong trường hợp ấy”, có vẻ còn chứa đựng rất nhiều ngạo mạn, tự lừa dối và ngụy biện.

Đọc tiếp

Thu hồi ĐẠI GIA

Trịnh Sơn

ĐẠI GIA bắt đầu với một cô gái điếm. Điếm cao cấp. Làm điếm, phải đẹp, phải hừng hực lửa tình ngon ngọt, phải khôn khéo chiều chuộng. Nhất là, phải tìm kiếm một sự điếm tinh vi hơn để phòng khi hữu sự mà đổi đời, mà thay thế sự điếm thân xác tạm bợ. Nhất là, cánh cửa quyền lực vật chất đang mở ra từ chốn phòng the nhục cảm. Nhà văn nhóm lên một bi kịch nửa vời để độc giả tự suy đoán về một sự kiện loạn luân: cô gái chuẩn bị làm điếm với chính cha đẻ của mình! Nốt ruồi son dưới huyệt đan điền như một dấu vết điểm xuyến lòng nhân văn, đạo đức và là lối thoát hiểm may mắn tức thời. Nhưng ở đời, đâu phải ai cũng có thể vẽ cho nhân vật của mình một nốt ruồi son như nhà văn? Đặc biệt, khi điếm đã trở thành một công nghệ giải trí siêu lợi nhuận, để người ta mua bán, đổi chác, áp-phe man rợ và đểu cáng. Đính kèm với điếm là camera, tống tiền, tống tình, chạy chọt, cò mồi, điều hướng kinh tế, chuyển giao quyền lực, …

Đọc tiếp

Ra biển nhớ Điếu Cày

Trịnh Sơn

Mùa nóng đang xâm chiếm miền Nam. Những cơn mưa cuối cùng không thể xoa dịu bức xạ và ô nhiễm xộc vào da thịt người ta. Tôi ra biển. Sáng chủ nhật, mấy trăm người lăn xả vào nước. Sóng yên bình, thỉnh thoảng quất lại một đợt cao vút trắng muốt. Mấy em chân dài nhí nhảnh lý lắc ngực mông tranh sắc với biển. Mấy chàng thanh niên khoe cơ bắp hồ hởi làm bổn phận đàn ông. Tự nhiên, tôi nhớ Điếu Cày. Người đàn ông từng một thời đầu quân cho cái gọi là Quân đội nhân dân Việt Nam, “thuộc về nhân dân là những gì người ta đã bỏ đi”, câu nói này tôi nghe anh nói ở góc đường Nguyễn Văn Cừ - quán Nguyệt Cầm. 

Làm lính không đặng dung thân, anh tự mình sống với ý chí đóng góp tài lực cho công cuộc đổi mới xã hội. Đổi mới thật sự chứ không phải giọng điệu hô hào đổi mới như của mấy cha đảng viên tha hóa, ngủ gật trong giờ hành chính và ký hợp đồng nhận phong bì nửa đêm về sáng ở nhà hàng sang trọng. Những ngày ấy, tôi có vài điểm chưa thỏa mãn với cách làm của anh – nhưng tuyệt đối tôn sùng cách nghĩ của anh: Dấn thân ! Con đường có thể mịt mù nhưng từng bước chân chúng ta đi phải ngay thẳng, đàng hoàng! 


Rồi, đùng một cái, anh bị bắt

Đọc tiếp

Về entry cuối cùng của Mẹ Nấm

Trần Vỗng Viên


"Qua 10 ngày và 9 đêm mất tự do, tôi tuyên bố mình bỏ cuộc". Một sự ra đi rất đỗi bàng hoàng, lòng người sóng động. Entry cuối cùng, Chị viết bằng tay trái hay tay phải, khi cả 2 lề trái và lề phải của con đường đất nước, người ta đã thi công đào đào lấp lấp liên tục đến chóng mặt

Đọc tiếp
Lên đầu trang