Khi chúng tôi đi khắp nơi tìm thú phiêu lưu, chúng tôi không phải kẻ thù của quý vị. Chúng tôi muốn hiến cho quý vị những địa hạt mênh mông và lạ lùng. (APOLLINAIRE)
Hiển thị các bài đăng có nhãn THỜI SỰ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn THỜI SỰ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chính trị có phải là một từ bẩn thỉu?

Trịnh Sơn

Ông chú tôi mấy mươi năm chỉ chuyên chú vào chuyên môn nghề nghiệp, nhất định không chịu vào đảng. Gần về hưu, lên được chức phó, có lẽ vì sống lâu lên lão làng, hoặc như một cách đền ơn của thế hệ sau, bởi học trò ông hầu như lên trưởng, lên cao cả. Cứ nghĩ thuyền nhỏ thì sóng nhỏ, đợi mấy năm nữa yên ổn về vườn, ai dè bị gọi lên, bảo phải kết nạp đảng. Không vào đảng thì vào bếp nhặt rau cho vợ. Ông cương quyết: “Cả đời tôi phấn đấu không vào đảng, chẳng nhẽ cuối đời lại chui đầu vào”

Đọc tiếp

Bởi vì chúng ta rất khan hiếm

Trịnh Sơn

Bởi vì chúng ta rất khan hiếm
Phải lật tung cả thế giới để xới tìm
Kể cả trong máu người oan ức
Và trong cửa mình đẫm mồ hôi

Đọc tiếp

Kính chào nữ thần tự do

Trịnh Sơn

Buổi sáng em trở về
Lê tàn đêm dưới váy
Người qua đường hỏi em có mồ hôi không
Trên khô rát giấy bạc
Trên thịt da cuồng nộ
Trên tâm hồn quay xiết tiền ơi tiền tình ơi tình

Quán cóc ghế nhỏ vừa mông em ngồi
Ác miệng đời : - Sang như đĩ !
Mấy bông hoa mười giờ rủ cánh từ trưa qua ngó em buồn bã
- Buồn như đĩ !
Giá như có thể bán được nỗi buồn em sẽ giàu

Đọc tiếp

Nhồi sọ từ sách giáo khoa và tuyên truyền

Nguyễn Đình Bổn


Tôi từng có một thắc mắc, không hiểu vì sao những nhà văn phía bắc như Dương Thu Hương, Bảo Ninh, Hoàng Nhuận Cầm, Tạ Duy Anh, Ngô Tự Lập... lại có những lối nghĩ tôn sùng lãnh tụ một cách mù quáng, hay tin tưởng vào những chi tiết bịa đặt như "lính ngụy ăn thịt người" (trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh hay Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đều có chi tiết rùng rợn nhưng phi thực là "ngụy ăn thịt người" này).

Đọc tiếp

Chính Nam Cao chứ không phải ai khác đã đẻ ra Chí Phèo

Trịnh Sơn
(ảnh sưu tầm)
Thời gian gần đây, tôi tìm được một cách giải trí nhẹ nhàng và ít tốn kém, là: vào các trang web, blog lớn nhỏ để xem người ta chửi nhau. Ôi thôi, có muôn vàn cách chửi. Bằng học thuật lý luận (các bài phê bình, các bài viết dài), bằng lý lẽ thông thường và cả ngôn ngữ dung tục, thể hiện rõ nhất ở các comment. Anh A chửi rủa anh B, anh B chửi lại, thế là cả 2 rủ rê thêm anh C chị D cô E bác F vào. Cũng có những lời thật lòng, nghiêm túc, nhưng hiếm hoi lắm mới thấy. Hiển hiện trên từng câu từng chữ toàn là sự đố kỵ, ghen ghét, soi mói. Có thể cùng bình phẩm về 1 vấn đề, nhưng chỉ được một chốc thôi, người ta lại quay sang bới móc cá nhân nhau. Văn hóa đấy! Lòng người đấy

Đọc tiếp

Chuyến tàu S và thế hệ F

Trịnh Sơn

Chia tay đám bạn đồng hành hơn tuần lễ dọc biên giới Việt Trung, tôi lên chuyến tàu S ở Hà Nội. Toa tàu rỗng không. Có lẽ, tôi là hành khách đầu tiên bước lên. Mà không, tôi chỉ là kẻ đến sau. Hai ông bà lão lọ mọ bước vào. Họ đã đến trước, cất hành lý rồi rủ nhau xuống sân ga làm gì đó. Cụ ông khe khẽ mỉm cười. cụ bà móm mém hiền dịu giọng Bắc: Cháu về đâu? - Dạ, Sài Gòn. – Miền Nam đang vào mùa mưa hả? Vợ chồng già cũng vào Sài Gòn. Không đợi tôi nói gì thêm, bà lão tiếp tục: Lâu lắm rồi ông nhỉ. Dễ gần bốn mươi năm chứ ít gì. Mình mới lại vào Nam. Nhớ hồi đó, vừa giải phóng Sài Gòn xong. Nước chưa kịp yên. Tôi loay hoay kinh tế mới, còn ông lại xách ba lô đi biên giới Tây Nam. Nước mình sao mà khổ thế không biết…
Thì ra, ông bà cụ thuộc thế hệ “xẻ dọc Trường Sơn”. Mấy mươi năm mới lại trở vào Nam mong tìm thăm chốn cũ người xưa. Cụ ông hồ hởi như trai trẻ: Chẳng biết Sài Gòn còn đẹp như xưa không bà nhỉ? Xem truyền hình, thấy cầu Sài Gòn đã làm lại nguy nga lắm. Ngày xưa, tiểu đoàn tôi tiến vào Sài Gòn theo ngã ấy… Tâm hồn tôi đầy tràn mặc balô đã nhẹ tênh sau tuần lễ “thám hiểm” từng cột mốc biên giới phía Bắc. Cưỡi ngựa xem hoa, nhưng ít nhiều nét vẽ địa đầu chữ S đã in sâu vào não trạng chúng tôi hơn bất cứ hình ảnh minh họa đẹp đẽ nào từng biết qua sách giáo khoa, tài liệu tuyên truyền hay phim ảnh trước đó. Hôm đứng ở khe thác Bản Giốc, anh bạn tôi nổi nóng với một nhóm khách Tây Ta lẫn lộn khác. Chuyện là

Đọc tiếp

Chả cãi được nhỉ

Đọc tiếp
Lên đầu trang