Khi chúng tôi đi khắp nơi tìm thú phiêu lưu, chúng tôi không phải kẻ thù của quý vị. Chúng tôi muốn hiến cho quý vị những địa hạt mênh mông và lạ lùng. (APOLLINAIRE)
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chân dung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chân dung. Hiển thị tất cả bài đăng

James Joyce, tài năng không thể chế ngự

James Longenbach

Chế độ kiểm duyệt cho rằng Ulysses xấu xa và nổi loạn, nhưng chính sự bi thảm hóa cuộc xung đột thiện ác bất tận đã làm cho tác phẩm đi trước thời đại. Xin giới thiệu sơ lược bài bình luận của James Longenbach.
Năm 1946, sinh viên ưu tú Hugh Kenner thuộc đại học Toronto muốn đọc bản sao Ulysses của James Joyce, thư viện trả lời rằng, thủ tục đầu tiên là phải có hai thư giới thiệu, của tu sĩ và của bác sĩ. Lệnh cấm Ulysses ở Canada tồn tại đến năm 1949, chàng trai hướng về phía nam, đại học Yale, sau một số tranh cãi mới được phép làm luận án tiến sĩ về Joyce, và năm 1956 xuất bản Joyce xứ Dublin, một trong những tài liệu quy mô lớn đầu tiên về sự nghiệp của Joyce. Hai mươi ba năm sau Mỹ bỏ lệnh cấm Ulysses, cuốn sách của Joyce được nhắc nhiều hơn là được đọc, rằng nó bẩn thỉu, vô đạo đức, không thể chấp nhận. Ngày nay, Ulysses vẫn được nhắc nhiều hơn được đọc. Cuốn sách nào được đánh giá cao nhất chưa bao giờ bạn đọc hết? Ulysses của Joyce. “Để dành cho thế hệ mai sau”.

Đọc tiếp

Chó hoang hôm qua nay thành chó giữ nhà

Lưu Hiểu Ba
(Phan Trinh dịch)
Khổng Tử, 551-479 TCN

Lời giới thiệu của người dịch
1. “Chó nhà tang” và “chó gác cửa” ở đây chỉ Khổng Tử. Đề tài này có thể hơi nhạy cảm với ít nhiều trí thức Việt Nam, vì nó đưa ra một cái nhìn hơi lạ về một người quen, và có lẽ cũng vì trong Văn Miếu Quốc Tử Giám hiện nay vẫn có bệ thờ Khổng Tử.
Thoạt đọc, bài này có vẻ như muốn ‘hạ bệ’ Khổng Tử, nhưng đọc kỹ, người đọc sẽ thấy Lưu Hiểu Ba muốn tìm lại sự thật cho Khổng Tử, và thấy Khổng Tử cũng như nhiều trí thức xưa nay lúc thì bị ruồng rẫy, khi thì được ‘phong thánh’, được gán cho nhiều điều mình không có, và trở thành bao tay nhung che cho bàn tay sắt.
2. Tên của Khổng Tử và Lưu Hiểu Ba trong vài năm qua nhiều lần được nhắc chung. Lưu Hiểu Ba viết bài này về Khổng Tử ngày 18/8/2007. Năm 2010, nhà cầm quyền Trung Quốc vội vã thành lập Giải Khổng Tử để đối trọng với Giải Nobel Hòa Bình vừa được trao cho Lưu Hiểu Ba, vì nỗ lực đấu tranh cho nhân quyền của ông. Cũng nên nhắc lại là vào Lễ Noel 25/12/2009, Lưu Hiểu Ba bị Bắc Kinh kết án 11 năm tù vì tội tuyên truyền chống nhà nước, còn Giải Khổng Tử năm 2011 thì được trao cho Vladimir Putin

Đọc tiếp

Sự hoàn hảo luôn đơn giản

Robert & Elizabeth Chandler
*Lý tưởng luôn luôn đơn giản!

Grossman bên đống đổ nát của đền thờ Hy Lạp gần thủ đô Yerevan , năm 1961

Armenia nằm kín trong lục địa phía nam dãy Kavkaz (Tây Á), là một trong những quốc gia lâu đời nhất thế giới, được cho rằng đây chính là vườn Địa đàng trong Kinh thánh và là nơi Noah cùng con cháu đã dừng lại định cư lần đầu tiên. Nước này có nền văn hóa kỳ vĩ và lịch sử đau thương vì chiến tranh triền miên, đặc biệt là nạn diệt chủng 1915 – 1918 trong Chiến tranh thế giới I và cuộc Đại thanh trừng của Liên Xô dưới/sau thời Stalin. Nhà văn, kịch tác gia, nhà báo Nga Vasily Grossman (1905 – 1964) xuất thân là kỹ sư hóa chất tại vùng mỏ than sông Đông. Năm 1934, ông được văn hào Maksim Gorky trực tiếp đọc bản thảo và khen ngợi. Thế chiến II, ông làm phóng viên chiến trường. Kiệt tác “Cuộc đời và số phận” của ông là bản anh hùng ca hoàng tráng mang tính thời đại, được so sánh như một “Chiến tranh và hòa bình” của thế kỷ XX, nhưng bị cấm phát hành

Đọc tiếp

Viết là cách giũ bỏ xấu hổ

Tri Sơ

Tiểu thuyết tự truyện Cuộc đấu tranh của tôi của nhà văn Karl Ove Knausgaard là hiện tượng văn chương Na Uy và thế giới. 


Một mình Karl Ove Knausgaard đứng chờ ở sân ga xe lửa ngoài trời Ystad phía nam Thụy Điển chiều tháng hai nắng chói chang. Ông thuộc dạng người không lẫn vào đám đông: cao ráo, điển trai, bộ râu kiểu cách và mái tóc rậm bạc gợn sóng, nhưng dáng vẻ thờ ơ và khinh bạc, không giống dạng người sẵn sàng tiết lộ bí mật, ham muốn và lo lắng thầm kín bản thân.
Nhưng, ông đã làm thế trong tiểu thuyết tự truyện sáu tập dày 3.600 trang có cái tên gây kích động Cuc đu tranh ca tôi (My Struggle, trùng với tên cuốn sách của trùm phát-xít Adolf Hitler viết từ năm 1924

Đọc tiếp

Cha đẻ của tiểu thuyết đồ họa Anh

Tri Sơ

“Đôi khi mất nhiều thời gian để chọn một con vật”, nhà tiểu thuyết đồ họa Bryan Talbot nói trong tầng hầm mờ ảo căn nhà ở Sunderland. “Tôi muốn có một nhân vật ngoan cường chiến đấu chống lại mọi đàn áp. Con lửng ngoan cường. Nhìn chúng thoải mái với sọc đen trắng”, ông nói về “anh hùng” trong loạt tiểu thuyết đồ họa Grandville: thám tử Archie LeBrock tài năng, nhanh trí, ăn mặc giống Sherlock Holmes và chiến đấu như nhân vật “tay trong” của đạo diễn Tarantino

Nhà tiểu thuyết đồ họa Anh Bryan Talbot
Những người cải cách thể loại truyện tranh gần đây có thể không biết rằng Talbot, người Lancaster bảnh bao hao hao tài tử Steve Buscemi, là cha đẻ của tiểu thuyết đồ họa Anh, cũng là nhà tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nổi tiếng thế hệ đầu

Đọc tiếp

TRẦN ĐÌNH LƯƠNG Nhà thơ không muốn làm thi sỹ

 Trịnh Sơn

Tôi vô tình có được tập thơ này trong một nhà sách cũ. Lạc lõng giữa hàng trăm tập thơ khác, tập thơ có cái bìa giản đơn, trang nhã với bề rộng hơn chiều cao, như các cuốn sách tập vẽ màu của trẻ em vậy. Tranh bìa, cũng là một mảng màu như mây, như lá, lại như sóng. Mơ hồ. Thật là mơ hồ.
hải đảo – trần đình lương : không hề viết hoa, không hề in đậm. Có gì trong đó?


Lời tựa của Hoàng Ngọc Tuấn: “Hải đảo là tập thơ của một nhà thơ không muốn làm thi sĩ…” Ồ, cái phận người đã mở ra từ đây. Đọc bài 1, đọc bài 2, đọc bài 3, đọc rồi không muốn dừng lại, hay là không thể dừng lại nữa. Sức cuốn hút mãnh liệt từ ngôn ngữ hay là sự hấp dẫn của một tâm hồn mềm dịu cỏ hoa.
Bài thơ đầu tiên, ghi chú: đã in trên Đặc san Tổng hội sinh viên Sài Gòn – 1964, tròm trèm 45 năm.
xin lên tiếng với tôi

ngồi đây mà triết lý
thế chấp nhận hòa bình
ngồi đây mà ngủ kỹ
trước thực tế chiến chinh ?

ta nói cho ta biết
sự gục mặt đê hèn
đang sống như đang chết
đang ngụp giữa bùn đen

Đọc tiếp
Lên đầu trang