Khi chúng tôi đi khắp nơi tìm thú phiêu lưu, chúng tôi không phải kẻ thù của quý vị. Chúng tôi muốn hiến cho quý vị những địa hạt mênh mông và lạ lùng. (APOLLINAIRE)
Hiển thị các bài đăng có nhãn NĂM CHÂU BỐN BIỂN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NĂM CHÂU BỐN BIỂN. Hiển thị tất cả bài đăng

Ăn mày

Lỗ Tấn

(ảnh sưu tầm)
Tôi đi dọc theo bức tường cao lở lói, đạp lên tro bụi. Ngoài kia có mấy người, ai đi đường nấy. Gió nhẹ nổi lên, sương bám ở những chiếc lá héo chưa rụng trên cành của gốc cây cao bên tường rơi lác đác xuống đầu tôi.

Gió nhẹ nổi lên, bốn phía đều là cát bụi.

Một đứa trẻ bước tới xin tiền tôi, cũng mặc áo rộng, cũng không thấy vẻ gì bi thương, nhưng chặn tôi lại dập đầu rồi đuổi theo nài nỉ.

Đọc tiếp

Bản tình ca của J. Alfred Prufrock

T.S. Eliot


S’io credesse che mia risposta fosse 
A persona che mai tornasse al mondo, 
Questa fiamma staria senza piu scosse. 

Ma perciocche giammai di questo fondo 
Non torno vivo alcun, s’i’odo il vero,
Senza tema d’infamia ti rispondo.  



Nào, ta hãy lên đường, anh và em
Trong buổi chiều lặng lẽ, dịu êm
Như người bệnh đang nằm trên bàn mổ
Ta hãy đi theo từng con phố nhỏ
Nơi vỏ sò chất đống ngổn ngang
ở nơi đó những quán rượu rẻ tiền
Những phòng trọ cho những đêm không ngủ
Đường phố dẫn vào cuộc tranh chấp, cãi cọ
Dẫn ta đến tận nơi
Và cho em, một câu hỏi chết người

Đọc tiếp

James Joyce, tài năng không thể chế ngự

James Longenbach

Chế độ kiểm duyệt cho rằng Ulysses xấu xa và nổi loạn, nhưng chính sự bi thảm hóa cuộc xung đột thiện ác bất tận đã làm cho tác phẩm đi trước thời đại. Xin giới thiệu sơ lược bài bình luận của James Longenbach.
Năm 1946, sinh viên ưu tú Hugh Kenner thuộc đại học Toronto muốn đọc bản sao Ulysses của James Joyce, thư viện trả lời rằng, thủ tục đầu tiên là phải có hai thư giới thiệu, của tu sĩ và của bác sĩ. Lệnh cấm Ulysses ở Canada tồn tại đến năm 1949, chàng trai hướng về phía nam, đại học Yale, sau một số tranh cãi mới được phép làm luận án tiến sĩ về Joyce, và năm 1956 xuất bản Joyce xứ Dublin, một trong những tài liệu quy mô lớn đầu tiên về sự nghiệp của Joyce. Hai mươi ba năm sau Mỹ bỏ lệnh cấm Ulysses, cuốn sách của Joyce được nhắc nhiều hơn là được đọc, rằng nó bẩn thỉu, vô đạo đức, không thể chấp nhận. Ngày nay, Ulysses vẫn được nhắc nhiều hơn được đọc. Cuốn sách nào được đánh giá cao nhất chưa bao giờ bạn đọc hết? Ulysses của Joyce. “Để dành cho thế hệ mai sau”.

Đọc tiếp

Hoa chiến tranh

“Anh túc nở đầy đồng bãi Flanders” (Flanders là vùng đất thuộc tây bắc châu Âu, dọc Bắc Hải) là dòng mở đầu một trong những bài thơ nổi tiếng nhất về chiến tranh thế giới I. Hoa anh túc đỏ (Poppy đỏ, Papaver rhoeas) rộ khắp chiến trường Bỉ và Pháp đã trở thành biểu tượng mạnh mẽ và bền bĩ về tử sĩ và sự hy sinh của họ. 


Tuần này, nước Anh bắt đầu lễ tôn vinh người đã khuất trong chiến tranh và ghi dấu một thế kỷ Đệ nhất thế chiến bùng nổ. Anh túc là một phần kỷ niệm. Các con hào ở pháo đài tháp London (Tower of London) được trang trí như một biển anh túc đỏ rực bằng gốm. Mỗi đóa hoa tượng trưng một người ngã xuống vì cuộc chiến. Thứ ba ngày 11/11, kỷ niệm ngày ký hiệp định chấm dứt chiến tranh thế giới I (còn gọi là ngày Tưởng nhớ, ngày Cựu chiến binh hay ngày Đình chiến), 888.246 đóa hoa được hoàn thành mang tên “Máu nhuộm đất thành biển đỏ”. Mục đích lắp đặt là để phản ánh tầm quan trọng và dữ dội của Thế chiến I. 

Đọc tiếp

Thông điệp của Jean Cocteau

Chân dung Jean Cocteau của danh họa Pablo Picasso

Jean Maurice Eugène Clément Cocteau sinh ngày 5.7.1889 tại Maisons-Laffitte gần Paris. Cha là luật sư và họa sỹ nghiệp dư tự tử khi Cocteau mới 9 tuổi. 15 tuổi, cậu bé Cocteau bỏ nhà ra đi, sớm nổi tiếng trong giới nghệ sỹ Bohème, có biệt danh Hoàng tử lông bông (Le Prince frivole) theo tên tác phẩm xuất bản năm 22 tuổi. Tên tuổi Cocteau gắn liền với những tác phẩm văn chương và điện ảnh tiền phong như Les Enfants Terribles, Le sang d’un poète, Les Parents Terribles, La belle et la bête, Orphée (có mặt Pablo Picasso, Francoise Sagan, Brigitte Bardot). Tiểu thuyết gia nổi tiếng người Mỹ Edith Wharton viết về Jean Cocteau: Thi sỹ có mỗi dòng thơ lớn là một bình minh, mỗi hoàng hôn tạo nên một thành phố thiên đàng
Sinh thời, Cocteau hiếm tham dự tang lễ, kể cả của người bạn mật thiết là “thiên tài nổi loạn” Raymond Radiguet yểu mệnh (1903-1923). Chết không đáng sợ, sống mới đáng sợ. “Thực ra người ta chẳng biết gì cả”.

Đọc tiếp

Thiên đường dối trá

Helen T.Verongos

Mã Kiến (Ma Jian – sinh năm 1953 ở Thanh Đảo), mới đầu làm thợ sửa đồng hồ và vẽ tranh tuyên truyền, rồi làm phóng viên cho một tạp chí quốc doanh. Khi 30 tuổi, vì không thể chịu được áp lực nhà nước và bị trù dập nên ông bỏ nghề, mai danh ẩn tích và lang thang về những vùng hoang dã phía Nam Trung Quốc. Sau những chuyến đi này ông hoàn thành quyển khảo luận Bụi Đỏ, và tập truyện ngắn Hãy Thè Lưỡi Bạn Ra (1987) mô tả nền văn hóa và tôn giáo của dân Tây Tạng dưới ách cai trị Trung cộng – ngay khi vừa phát hành đã bị chính quyền buộc tội đồi trụy, theo hư vô chủ nghĩa và tịch thu, tiêu hủy toàn bộ.

Đọc tiếp

Chó hoang hôm qua nay thành chó giữ nhà

Lưu Hiểu Ba
(Phan Trinh dịch)
Khổng Tử, 551-479 TCN

Lời giới thiệu của người dịch
1. “Chó nhà tang” và “chó gác cửa” ở đây chỉ Khổng Tử. Đề tài này có thể hơi nhạy cảm với ít nhiều trí thức Việt Nam, vì nó đưa ra một cái nhìn hơi lạ về một người quen, và có lẽ cũng vì trong Văn Miếu Quốc Tử Giám hiện nay vẫn có bệ thờ Khổng Tử.
Thoạt đọc, bài này có vẻ như muốn ‘hạ bệ’ Khổng Tử, nhưng đọc kỹ, người đọc sẽ thấy Lưu Hiểu Ba muốn tìm lại sự thật cho Khổng Tử, và thấy Khổng Tử cũng như nhiều trí thức xưa nay lúc thì bị ruồng rẫy, khi thì được ‘phong thánh’, được gán cho nhiều điều mình không có, và trở thành bao tay nhung che cho bàn tay sắt.
2. Tên của Khổng Tử và Lưu Hiểu Ba trong vài năm qua nhiều lần được nhắc chung. Lưu Hiểu Ba viết bài này về Khổng Tử ngày 18/8/2007. Năm 2010, nhà cầm quyền Trung Quốc vội vã thành lập Giải Khổng Tử để đối trọng với Giải Nobel Hòa Bình vừa được trao cho Lưu Hiểu Ba, vì nỗ lực đấu tranh cho nhân quyền của ông. Cũng nên nhắc lại là vào Lễ Noel 25/12/2009, Lưu Hiểu Ba bị Bắc Kinh kết án 11 năm tù vì tội tuyên truyền chống nhà nước, còn Giải Khổng Tử năm 2011 thì được trao cho Vladimir Putin

Đọc tiếp
Lên đầu trang