Khi chúng tôi đi khắp nơi tìm thú phiêu lưu, chúng tôi không phải kẻ thù của quý vị. Chúng tôi muốn hiến cho quý vị những địa hạt mênh mông và lạ lùng. (APOLLINAIRE)
Hiển thị các bài đăng có nhãn TÙY LUẬN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TÙY LUẬN. Hiển thị tất cả bài đăng

Cô Mặc Sầu - Một chuyến đi xa

Trịnh Sơn

Cô Mặc Sầu sử dụng lối trần thuật mộc, cốt truyện mở dần ra, càng lúc càng rộng, càng sâu theo hành trình của những bản báo án và của chàng sinh viên tên Khoa đi làm khóa luận. Diễn biến vụ án leo thang, dẫn dắt nhân vật và độc giả khám phá vùng đất Cô Mặc Sầu. Ở đó, cảnh vật và con người, hiện thực và truyền thống, vẻ đẹp hoang sơ và hiện thực trần trụi như “nhảy bổ” vào nhau. Nhảy bổ chứ không phải hòa quyện. Lạ lùng thay, mỗi cú nhảy tạo ra một sự trùng khít như hai bên sinh ra để dành cho nhau không hề khiên cưỡng. Nguyễn Đình Tú chối từ cách diễn đạt phức tạp hóa vốn rất điêu luyện qua nhiều tác phẩm trước. Ở Cô Mặc Sầu, Nguyễn Đình Tú chọn cho mình vị trí một nhà văn chứ không phải Sherlock Holmes.

Đọc tiếp

Đứa con rơi của Hoài Thanh

Trịnh Sơn

Phải nói rằng: Nàng rất đẹp. Đẹp rực rỡ. Nhất là đôi mắt to tròn hun hút muốn thâu tóm cả thế giới về phía mình. Và làn da, trắng như tuyết. Cứ ngỡ nàng vừa chui ra từ cái vú một con bò sữa sau một thời gian ấp ủ đủ mệt. 

(tranh sưu tầm)

Nhưng, điều làm tôi chú ý tới nàng, đầu tiên, lại không phải là đôi mắt xoáy ốc với nước da quý phái nàng có. Mà là một thứ khác.

Đó là một buổi tối thứ bảy. Phòng karaoke ồn ào thanh âm của rượu và đám đông. Một con bé nhợt nhạt ngấm men đến bên tôi:

- Anh ơi! Hát đi. Ôm em đi. Chơi đi. Đêm nay, còn dài lắm.

Con bé xỉn mất rồi. Tôi chưa biết phải làm sao với nó, thì nàng tới, bằng giọng nói.

- Đi vào phòng trong ngủ đi. Đêm không dài lắm đâu. Ngày mai mới dài.

Đọc tiếp

Có một thế hệ Không biết đâu mà lần

Trịnh Sơn

Không biết đâu mà lần mang đậm dấu ấn của một tự truyện hơn là một câu chuyện hư cấu. Tự truyện của một thầy giáo mới ra trường, từ đồng ruộng chiêm trũng xứ Bắc, học trường đại học hiu hắt miền Trung, “nhảy dù” vào phương Nam đầy ảo tưởng. 

Tự truyện không của riêng một thầy giáo trẻ. Không biết đâu mà lần nâng nhân vật của mình lên thành đại diện, thành thế hệ và tâm thế thời đại. Người đi trước ôn lại mình. Kẻ đến sau tìm thấy mình. Có những chi tiết, hoàn cảnh, nhân vật khiến người đọc cảm tưởng mình là cánh diều no gió, cố bứt khỏi bàn tay tác giả đang cầm giữ dòng suy tưởng miên man. Thi thoảng, người đọc lại thấy chính mình đang hớt hải trong lo âu và háo hức cầm cuộn dây mà chạy, mà tung hê, mà lèo lái cho câu chuyện bay lên. Ít nhiều, Không biết đâu mà lần tạo ra một cuộc bập bênh đa chiều. Nhân vật Anh nảy mầm trong tác giả và chính Anh bao bọc tác giả, làm một khối cầu giữ thanh bập bênh không văng vòng lăn của mình. Từ môi trường giáo dục đầy hoa thơm cỏ dại cho đến khu tập thể ong ve rồi nhà trọ lên cơn rồi đi đâu đó chẳng định danh được. Từ kỷ niệm thơm thảo gia đình và giảng đường chảy qua bao mánh to khóe nhỏ dại dài khôn vặt, ghé gẩm chỗ này nơi kia, khi thì bến tình gia đình, thầy trò, bạn bè, đồng nghiệp trong sáng, chân thành, lúc tạt vào bờ bãi đầy ganh đua, bon chen, ích kỷ. Từ lý tưởng cao đẹp của một bậc trồng người, thăng qua nỗ lực mãnh liệt và đôi khi cứng nhắc, giáng xuống sự đưa đẩy vốn dĩ, rồi buông xuôi, kỳ thị phẩm chất tử tế của người khác và kỳ thị chính cả bản thân…

Đọc tiếp

Chính trị có phải là một từ bẩn thỉu?

Trịnh Sơn

Ông chú tôi mấy mươi năm chỉ chuyên chú vào chuyên môn nghề nghiệp, nhất định không chịu vào đảng. Gần về hưu, lên được chức phó, có lẽ vì sống lâu lên lão làng, hoặc như một cách đền ơn của thế hệ sau, bởi học trò ông hầu như lên trưởng, lên cao cả. Cứ nghĩ thuyền nhỏ thì sóng nhỏ, đợi mấy năm nữa yên ổn về vườn, ai dè bị gọi lên, bảo phải kết nạp đảng. Không vào đảng thì vào bếp nhặt rau cho vợ. Ông cương quyết: “Cả đời tôi phấn đấu không vào đảng, chẳng nhẽ cuối đời lại chui đầu vào”

Đọc tiếp

Kẻ thù ở đâu

Trịnh Sơn

(về cuốn sách Catalonia – Tình yêu của tôi của George Orwell, 
do dịch giả Phạm Nguyên Trường chuyển ngữ)


“Kẻ thù ở đâu?

Benjamin vung tay thành một vòng tròn. “Đằng kia kìa”. (Benjamin nói bằng tiếng Anh, nghe như đấm vào tai)
Nhưng ở đâu?”


Đây là một đoạn trích rất nhỏ trong cuốn sách Homage to Catalonia của George Orwell do dịch giả Phạm Nguyên Trường chuyển ngữ với tiêu đề Catalonia – Tình yêu của tôi. Một đoạn nhỏ, nhưng ý nghĩa của nó không nhỏ, lặp đi lặp lại và bao trùm toàn bộ tác phẩm. Bao trùm toàn bộ cuộc nội chiến đẫm máu của những chiến sĩ cách mạng chống phát xít trong những năm 1936 – 1937 ở Catalonia, Tây Ban Nha.

Bao trùm không khí cách mạng đặc trưng bởi hai màu đỏ và đen, hứa hẹn một xã hội “bình đẳng và tự do”, nơi tất cả mọi người, không phân biệt sang, hèn, lớn, nhỏ bắt tay nhau thật chặt, gọi nhau bằng danh xưng “đồng chí”

Đọc tiếp

Chuyến tàu S và thế hệ F

Trịnh Sơn

Chia tay đám bạn đồng hành hơn tuần lễ dọc biên giới Việt Trung, tôi lên chuyến tàu S ở Hà Nội. Toa tàu rỗng không. Có lẽ, tôi là hành khách đầu tiên bước lên. Mà không, tôi chỉ là kẻ đến sau. Hai ông bà lão lọ mọ bước vào. Họ đã đến trước, cất hành lý rồi rủ nhau xuống sân ga làm gì đó. Cụ ông khe khẽ mỉm cười. cụ bà móm mém hiền dịu giọng Bắc: Cháu về đâu? - Dạ, Sài Gòn. – Miền Nam đang vào mùa mưa hả? Vợ chồng già cũng vào Sài Gòn. Không đợi tôi nói gì thêm, bà lão tiếp tục: Lâu lắm rồi ông nhỉ. Dễ gần bốn mươi năm chứ ít gì. Mình mới lại vào Nam. Nhớ hồi đó, vừa giải phóng Sài Gòn xong. Nước chưa kịp yên. Tôi loay hoay kinh tế mới, còn ông lại xách ba lô đi biên giới Tây Nam. Nước mình sao mà khổ thế không biết…
Thì ra, ông bà cụ thuộc thế hệ “xẻ dọc Trường Sơn”. Mấy mươi năm mới lại trở vào Nam mong tìm thăm chốn cũ người xưa. Cụ ông hồ hởi như trai trẻ: Chẳng biết Sài Gòn còn đẹp như xưa không bà nhỉ? Xem truyền hình, thấy cầu Sài Gòn đã làm lại nguy nga lắm. Ngày xưa, tiểu đoàn tôi tiến vào Sài Gòn theo ngã ấy… Tâm hồn tôi đầy tràn mặc balô đã nhẹ tênh sau tuần lễ “thám hiểm” từng cột mốc biên giới phía Bắc. Cưỡi ngựa xem hoa, nhưng ít nhiều nét vẽ địa đầu chữ S đã in sâu vào não trạng chúng tôi hơn bất cứ hình ảnh minh họa đẹp đẽ nào từng biết qua sách giáo khoa, tài liệu tuyên truyền hay phim ảnh trước đó. Hôm đứng ở khe thác Bản Giốc, anh bạn tôi nổi nóng với một nhóm khách Tây Ta lẫn lộn khác. Chuyện là

Đọc tiếp

Một người


Trịnh Sơn 
Tranh của Salvador Dali
Tôi bắt gặp tôi loạng choạng giữa phố. Cái nón lưỡi trai sùm sụp che mất vầng trán, chỉ để loe hoe đuôi tóc bạc xơn xởn. Chưa bao giờ tôi chải đầu, từ năm 20 tuổi. Một niềm tin nào đó vào sự dị hợm của thói lười biếng hoặc cẩu thả mà tôi phát hiện ở hắn – một gã tâm thần thời cuộc. Không dưng tôi gọi hắn bằng danh ngữ đẹp đẽ ấy. Lần nào gặp nhau, câu mở đầu của hắn cũng là : Hôm nay, có gì mới không ? Và, câu kết thúc : Không biết ngày mai có gì mới không ? Mới với hầu hết thế gian này, là một tính từ. Tôi biết, với hắn, Mới là một động từ. Trong con người luôn tự hắt hủi bản thân mình đến mức rồ dại như hắn, mọi tư tưởng tốt đẹp nhất đều trở thành hành vi đồi bại. Có lần, hắn chất vấn tôi :
Hắn : – Nếu vô cớ tao chửi vào mặt mày bằng những lời tục tĩu nhất thì sao ?

Đọc tiếp
Lên đầu trang