Khi chúng tôi đi khắp nơi tìm thú phiêu lưu, chúng tôi không phải kẻ thù của quý vị. Chúng tôi muốn hiến cho quý vị những địa hạt mênh mông và lạ lùng. (APOLLINAIRE)

Hoa chiến tranh

“Anh túc nở đầy đồng bãi Flanders” (Flanders là vùng đất thuộc tây bắc châu Âu, dọc Bắc Hải) là dòng mở đầu một trong những bài thơ nổi tiếng nhất về chiến tranh thế giới I. Hoa anh túc đỏ (Poppy đỏ, Papaver rhoeas) rộ khắp chiến trường Bỉ và Pháp đã trở thành biểu tượng mạnh mẽ và bền bĩ về tử sĩ và sự hy sinh của họ. 


Tuần này, nước Anh bắt đầu lễ tôn vinh người đã khuất trong chiến tranh và ghi dấu một thế kỷ Đệ nhất thế chiến bùng nổ. Anh túc là một phần kỷ niệm. Các con hào ở pháo đài tháp London (Tower of London) được trang trí như một biển anh túc đỏ rực bằng gốm. Mỗi đóa hoa tượng trưng một người ngã xuống vì cuộc chiến. Thứ ba ngày 11/11, kỷ niệm ngày ký hiệp định chấm dứt chiến tranh thế giới I (còn gọi là ngày Tưởng nhớ, ngày Cựu chiến binh hay ngày Đình chiến), 888.246 đóa hoa được hoàn thành mang tên “Máu nhuộm đất thành biển đỏ”. Mục đích lắp đặt là để phản ánh tầm quan trọng và dữ dội của Thế chiến I. 

Đọc tiếp

Có một thế hệ Không biết đâu mà lần

Trịnh Sơn

Không biết đâu mà lần mang đậm dấu ấn của một tự truyện hơn là một câu chuyện hư cấu. Tự truyện của một thầy giáo mới ra trường, từ đồng ruộng chiêm trũng xứ Bắc, học trường đại học hiu hắt miền Trung, “nhảy dù” vào phương Nam đầy ảo tưởng. 

Tự truyện không của riêng một thầy giáo trẻ. Không biết đâu mà lần nâng nhân vật của mình lên thành đại diện, thành thế hệ và tâm thế thời đại. Người đi trước ôn lại mình. Kẻ đến sau tìm thấy mình. Có những chi tiết, hoàn cảnh, nhân vật khiến người đọc cảm tưởng mình là cánh diều no gió, cố bứt khỏi bàn tay tác giả đang cầm giữ dòng suy tưởng miên man. Thi thoảng, người đọc lại thấy chính mình đang hớt hải trong lo âu và háo hức cầm cuộn dây mà chạy, mà tung hê, mà lèo lái cho câu chuyện bay lên. Ít nhiều, Không biết đâu mà lần tạo ra một cuộc bập bênh đa chiều. Nhân vật Anh nảy mầm trong tác giả và chính Anh bao bọc tác giả, làm một khối cầu giữ thanh bập bênh không văng vòng lăn của mình. Từ môi trường giáo dục đầy hoa thơm cỏ dại cho đến khu tập thể ong ve rồi nhà trọ lên cơn rồi đi đâu đó chẳng định danh được. Từ kỷ niệm thơm thảo gia đình và giảng đường chảy qua bao mánh to khóe nhỏ dại dài khôn vặt, ghé gẩm chỗ này nơi kia, khi thì bến tình gia đình, thầy trò, bạn bè, đồng nghiệp trong sáng, chân thành, lúc tạt vào bờ bãi đầy ganh đua, bon chen, ích kỷ. Từ lý tưởng cao đẹp của một bậc trồng người, thăng qua nỗ lực mãnh liệt và đôi khi cứng nhắc, giáng xuống sự đưa đẩy vốn dĩ, rồi buông xuôi, kỳ thị phẩm chất tử tế của người khác và kỳ thị chính cả bản thân…

Đọc tiếp

Thông điệp của Jean Cocteau

Chân dung Jean Cocteau của danh họa Pablo Picasso

Jean Maurice Eugène Clément Cocteau sinh ngày 5.7.1889 tại Maisons-Laffitte gần Paris. Cha là luật sư và họa sỹ nghiệp dư tự tử khi Cocteau mới 9 tuổi. 15 tuổi, cậu bé Cocteau bỏ nhà ra đi, sớm nổi tiếng trong giới nghệ sỹ Bohème, có biệt danh Hoàng tử lông bông (Le Prince frivole) theo tên tác phẩm xuất bản năm 22 tuổi. Tên tuổi Cocteau gắn liền với những tác phẩm văn chương và điện ảnh tiền phong như Les Enfants Terribles, Le sang d’un poète, Les Parents Terribles, La belle et la bête, Orphée (có mặt Pablo Picasso, Francoise Sagan, Brigitte Bardot). Tiểu thuyết gia nổi tiếng người Mỹ Edith Wharton viết về Jean Cocteau: Thi sỹ có mỗi dòng thơ lớn là một bình minh, mỗi hoàng hôn tạo nên một thành phố thiên đàng
Sinh thời, Cocteau hiếm tham dự tang lễ, kể cả của người bạn mật thiết là “thiên tài nổi loạn” Raymond Radiguet yểu mệnh (1903-1923). Chết không đáng sợ, sống mới đáng sợ. “Thực ra người ta chẳng biết gì cả”.

Đọc tiếp

Bồ đề một lá

Trịnh Sơn


Minh họa: Văn Ngọc
Suốt mấy ngày ở Ấn Độ, tôi chẳng biết làm gì. Chuyến phượt như nước đổ lá khoai. Nước người ta rộng lớn quá. Con bò con trâu đi chung đường với con người. Như một ngôi chùa lớn. Mỗi túp phố là một chiếc lá bồ đề ngả nghiêng phơi mình dưới ánh nắng dìu dịu. Có chiếc non. Có chiếc già. Có chiếc đã khô ran trên bàn tay khách thập phương. Có chiếc còn vàng ố trong khay rổ của những em bé nhặt lá mưu sinh.

Nghề nhặt lá. Tôi phì cười khi nghĩ không biết ở cái thành phố thánh địa Phật giáo này có các công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên gia công, chế biến, môi giới và buôn bán lá hay không? Nhẫn hỏi:

- Gì mà cười vậy cha nội?

Đọc tiếp

Thi ca miền Nam 1954-1975

Nguyễn Vy Khanh

Sàigòn thơ mộng nay còn đâu (ảnh sưu tầm)
Tháng 7 năm 1954, cuộc chiến-tranh Đông-dương chấm dứt, nước Việt-Nam bị chia đôi. Trước thực tại mới, những nhà thơ ba miền tập hợp ở bên này vĩ tuyến 17 đã háo hức sáng tác, lên đường, làm nên một nền thi-ca độc đáo và dựng xây một nền văn-học nhân bản và khai phóng. Nếu về phương diện chính-trị, quốc gia Việt-Nam Cộng-Hòa là một thực thể mới, thì về văn-học nghệ-thuật, cái mới cũng sẽ lấn át cái cũ và cái có sẵn, với những văn nghệ sĩ mới: mới trong tinh thần trách nhiệm và xây dựng!


Đọc tiếp

Phố cũ

Trịnh Sơn


ta thèm ơi ly bia hè phố
uống tan ảo vọng 20 năm tuổi trẻ
nhắm vào lòng chút bụi ngày cũ
nhớ

Tranh của Salvador Dalí

Đọc tiếp

Thiên đường dối trá

Helen T.Verongos

Mã Kiến (Ma Jian – sinh năm 1953 ở Thanh Đảo), mới đầu làm thợ sửa đồng hồ và vẽ tranh tuyên truyền, rồi làm phóng viên cho một tạp chí quốc doanh. Khi 30 tuổi, vì không thể chịu được áp lực nhà nước và bị trù dập nên ông bỏ nghề, mai danh ẩn tích và lang thang về những vùng hoang dã phía Nam Trung Quốc. Sau những chuyến đi này ông hoàn thành quyển khảo luận Bụi Đỏ, và tập truyện ngắn Hãy Thè Lưỡi Bạn Ra (1987) mô tả nền văn hóa và tôn giáo của dân Tây Tạng dưới ách cai trị Trung cộng – ngay khi vừa phát hành đã bị chính quyền buộc tội đồi trụy, theo hư vô chủ nghĩa và tịch thu, tiêu hủy toàn bộ.

Đọc tiếp
Lên đầu trang